Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index đứng ở mức 992,45 điểm, tương ứng tăng 1,27% so với tuần trước. HNX-Index tăng 0,88% lên 103,25 điểm. Các nhóm ngành trên thị trường phân hóa mạnh trong tuần giao dịch vừa qua. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có những phiên tăng giảm đan xen và thay nhau nâng đỡ thị trường.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh trên thị trường tuần qua đa phần nằm ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Tại sàn HoSE đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu
RIC của Quốc tế Hoàng Gia với 39,6%. Trong tuần,
RIC đã có trọn vẹn cả 5 phiên tăng trần với thanh khoản luôn duy trì ở mức thấp. Theo BCTC quý II,
RIC lỗ ròng 34,4 tỷ đồng nâng mức lỗ 6 tháng lên hơn 78 tỷ đồng nguyên nhân là do kinh doanh câu lạc bộ có tính chất may rủi khiến doanh thu từ hoạt động này giảm tới hơn 23 tỷ đồng so với cùng kỳ. Mới đây, HoSE tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu
RIC do công ty chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo (Lợi nhuận sau thuế (LNST) 6 tháng đầu năm 2019 của Công ty là -78,21 tỷ đồng, LNST chưa phân phối tại 30/06/2019 là -233,71 tỷ đồng.)
Cổ phiếu
PVD của Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí gây bất ngờ khi tăng 12,8% sau 1 tuần giao dịch. Theo báo cáo cập nhật của
SSI Research, hiện cả 4 giàn khoan tự nâng của
PVD đã ký hợp đồng và có việc làm dài hạn tại Maylaysia và Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020. Cụ thể, PVDrilling I thực hiện chiến dịch khoan cho Hibicus, trong khi PVDrilling II làm việc cho Sapura, PVDrilling III có chiến dịch khoan 2 năm cho Resol và PVDrilling VI sẽ khoan cho Sapura đến quý I/2020, sau đó làm việc cho Rosneft tại Việt Nam từ quý II/2020. Đối với giàn khoan nước sâu
TAD (PVDrilling V), lãnh đạo
PVD cho biết kết quả đấu thầu cho dự án tại Brunei sẽ được công bố vào cuối tháng 8. Đây là chiến dịch khoan dài hạn cho Shell tại khu vực Bongot, Brunei. Thời gian khoan dự kiến là 6 năm và có thể gia hạn thêm 4 năm, thậm chí có thể lâu hơn vì dự án của Shell thường kéo dài 18-20 năm. Giá cho thuê sẽ dao dộng khoảng 90.000-100.000
USD/ngày trong 6 năm đầu tiên, nếu tiếp tục được gia hạn thì giá cho thuê có thể tăng tiếp.
Chiều ngược lại, cổ phiếu
FTM của Đầu tư và Phát triển Đức Quân tiếp tục dò đáy khi giảm đến gần 30%. Trong tuần,
FTM đã giảm sàn trong cả 5 phiên và nối dài chuỗi giảm sàn liên tiếp lên con số 7. Hiện tại, giá cổ phiếu
FTM chỉ còn 14.400 đồng/cp, đây là mức giá thấp nhất của cổ phiếu này kể từ khi niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2017.
Cổ phiếu
GAB của CTCP
GAB sau chuỗi ngày giao dịch tích cực đã điều chỉnh đáng kể trở lại khi giảm 12,4%.
Trên sàn HNX, đứng đầu danh sách tăng giá là cổ phiếu
KSK của Khoáng sản Luyện kim màu với 100%. Tuy nhiên, giá cổ phiếu
KSK hiện giờ chỉ là 200 đồng/cp. Cổ phiếu này vẫn chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Trong khi đó, dù không có bất kỳ thông tin hỗ trợ nào thậm chí kết quả kinh doanh quý II không tốt nhưng cổ phiếu
CMC của Đầu tư
CMC vẫn có đến 5 phiên tăng trần ở tuần qua. Tổng cộng
CMC đã tăng 56% sau 1 tuần giao dịch. Như vậy,
CMC đã có chuỗi 8 phiên tăng trần lên tiếp. Vừa qua, công ty đã có văn bản giải trình việc cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, theo đó,
CMC cho biết giá cổ phiếu hoàn toàn tuân theo cung – cầu thị trường. Việc mua bán cổ phiếu do nhu cầu các nhà đầu tư không nằm trong sự kiểm soát của công ty. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
CMC từ khi niêm yết đến nay vẫn diễn ra bình thường, không có biến động nào lớn gây tổn thất nghiêm trọng.
CMC cam đoan không có bất cứ thông tin nào khác tác động tới hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư.
Trong khi đó, đứng đầu danh sách giảm sàn này là cổ phiếu
VHE của Dược liệu và Thực phẩm Việt Nam với 27%. Cổ phiếu
VHE vẫn tiếp tục dò đáy và chỉ còn 11.100 đồng/cp, đây cũng là mức giá thấp nhất lịch sử của cổ phiếu này. Vào khoảng giữa tháng 7, giá cổ phiếu
VHE vẫn còn ở trong vùng 25.000 - 26.000 đồng/cp.
Ở sàn UPCoM, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là
NQN của Nước sạch Quảng Ninh với 71,6%. Trong tuần,
NQN có 4 phiên tăng trần và một phiên đứng giá. Thanh khoản của cổ phiếu này luôn duy trì ở mức thấp. Tổng khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất chỉ là 830 cổ phiếu.
Các cổ phiếu giảm mạnh ở sàn này có
SAP của Sách giáo khoa tại TP
HCM,
DTK của Điện lực TKV - CTCP...
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.