15h00
Thanh khoản thị trường duy trì ở mức rất cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 651 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 14.084 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 1.650 tỷ đồng. Riêng sàn HoSE, giá trị giao dịch lên mức cao nhất trong vòng gần 3 năm với 10.940 tỷ đồng (phiên 25/1 là 12.173 tỷ đồng).
Về diễn biến thị trường, vào cuối phiên giao dịch, tưởng chừng như VN-Index sẽ kết thúc phiên trong sắc đỏ, nhưng sự bất ngờ đã xảy ra khi lực cầu mạnh quay trở lại giúp nhiều cổ phiếu lớn hồi phục và nhiều mã nới rộng đà tăng.
HPG là cái tên gây chú ý nhất khi đảo ngược tình thế và đứng ở mốc tham chiếu mặc dù trước đó giảm sâu 3,2%.
HPG khối lượng khớp lệnh vọt lên 48,9 triệu cổ phiếu.
Các cổ phiếu như
VHM,
TPB, SSI, VRE, VCB... đồng loạt tăng giá và góp phần giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.
VHM tăng 4% lên mức cao nhất phiên 83.800 đồng/cp,
TPB cũng tăng 3,1% lên 25.300 đồng/cp.
Chiều ngược lại, áp lực trên thị trường vẫn còn lớn và đến từ các mã như BVH, VCG,
MSN,
GAS, GVR... Trong đó, BVH giảm 1,8% xuống 55.800 đồng/cp, VCG giảm 1,6% xuống 42.100 đồng/cp,
MSN giảm 1,3% xuống 82.000 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,57 điểm (0,16%) xuống 995,76 điểm. Toàn sàn có 169 mã tăng, 263 mã giảm và 64 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,6 điểm (-0,4%) xuống 147,58 điểm. Toàn sàn có 66 mã tăng, 82 mã giảm và 69 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,07 điểm (0,1%) lên 66,76 điểm.
14h20
Giá trị khớp lệnh trên HoSE đã chạm mốc 10.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ phiên 25/1/2018. VN-Index cũng được kéo lên mốc tham chiếu nhờ nhiều cổ phiếu lớn hồi phục trở lại.
11h30
Về cuối phiên sáng, áp lực bán dâng cao đã đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn giảm, trong đó,
HPG gây bất ngờ khi giảm đến 1,7% xuống 36.850 đồng/cp, trong khi có thời điểm cổ phiếu này tăng lên mức 38.500 đồng/cp. Bên cạnh đó, các cổ phiếu như GVR,
MSN,
VJC, HDB, PLX, VCS, VNM... cũng chìm trong sắc đỏ và gây áp lực lớn lên các chỉ số.
VN-Index giảm 4,53 điểm (-0,46%) xuống 989,66 điểm. Toàn sàn có 146 mã tăng, 276 mã giảm và 55 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,77 điểm (-0,52%) xuống 147,41 điểm. Toàn sàn có 52 mã tăng, 73 mã giảm và 52 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,24 điểm (-0,36%) xuống 66,45 điểm.
Thanh khoản thị trường ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt 366 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 7.421 tỷ đồng, trong đó, giao dịch thỏa thuận chiếm 391 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng nhẹ trên sàn HoSE với khoảng 16 tỷ đồng.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
9h52
TPB tăng 0,8% lên 24.750 đồng/cp sau thông tin Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji đăng ký mua hơn 11,6 triệu cổ phiếu
TPB từ ngày 26/11 đến ngày 25/12.
9h40
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày thứ 3 với việc hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá mạnh và giúp tiếp tục kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu. Tuy nhiên, đà tăng của các chỉ số không duy trì được quá lâu khi áp lực bán dâng cao và khiến sự đảo chiều xảy ra.
Các mã như
SHB,
VIB,
MSN,
GAS,
VJC,
BID... đều chìm trong sắc đỏ. Trong đó,
SHB giảm 1,2% xuống 16.800 đồng/cp,
VIB giảm 1,1% xuống 27.650 đồng/cp,
MSN giảm 1,1% xuống 82.200 đồng/cp,
GAS giảm 1% xuống 82.700 đồng/cp.
VN-Index hiện giảm 1,63 điểm (-0,16%) xuống 992,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 86 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 1.818 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,29 điểm (-0,2%) xuống 147,89 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 12,8 triệu cổ phiếu, trị giá 200 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,01 điểm (0,01%) lên 66,7 điểm.
VN-Index có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp với việc nhóm cổ phiếu trụ cột thay nhau nâng đỡ. Hai nhóm thép và chứng khoán giao dịch bùng nổ với nhiều mã tăng giá rất mạnh.
Khối ngoại giao dịch vẫn tích cực và góp phần giúp củng cố vững tâm lý nhà đầu tư. Tại sàn HoSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng 156 tỷ đồng. Tính tổng cộng, khối ngoại sàn này mua ròng 1.123 tỷ đồng trong 4 phiên vừa qua.
Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index nhiều khả năng sẽ gặp áp lực rung lắc điều chỉnh mạnh khi tiếp cận vùng kháng cự tâm lý mạnh quanh 1.000 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng thị trường có thể sẽ duy trì đà tăng và liên tục xuất hiện các nhịp rung lắc khi VN-Index tiến sâu vào vùng 995 – 1.000 điểm.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý
Chốt phiên 23/11, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 327,79 điểm, tương đương 1,12%, lên 29.591,27 điểm. S&P 500 tăng 20,05 điểm, tương đương 0,56%, lên 3.577,59 điểm. Nasdaq tăng 25,66 điểm, tương đương 0,22%, lên 11.880,63 điểm.
Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản tăng 0,75%. Thị trường Hàn Quốc dẫn đầu khu vực với chỉ số Kospi tăng 1,92%, cổ phiếu Samsung Electronics tăng hơn 4,33%. Thị trường Trung Quốc tăng với Shanghai Composite tăng 1,09% còn Shenzhen Component tăng 0,743%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 0,13%. ASX 200 của Australia tăng 0,34%. Thị trường Nhật Bản nghỉ lễ.
Giá dầu Brent tương lai tăng 1,1 USD, tương đương 2,45%, lên 46,06 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai tăng 64 cent, tương đương 1,51%, lên 43,06 USD/thùng.