• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
21 Tháng Giêng 2025 3:47:08 SA - Mở cửa
Cổ phiếu ngành thép năm 2021: Liệu 'kỳ tích' có được nối dài?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 30/12/2020 1:27:35 CH
Năm 2020 được ghi nhận là một năm khá thành công của cổ phiếu ngành thép sau nhiều năm ảm đạm giúp các nhà đầu tư “trúng đậm”. Bước sang năm 2021, với nhiều kỳ vọng từ yếu tố vĩ mô hỗ trợ, liệu kỳ tích có được nối dài?
 
Kể từ sau khi dịch Covid-19 bùng phát, các cổ phiếu ngành thép đã ghi nhận nhịp tăng vượt trội so với Vn-Index. Nếu tính từ đáy cuối tháng 3 đến nay, chỉ số Vn-Index đã hồi phục khoảng 70% lên mức hơn 1.000 điểm nhưng HPG (Hòa Phát), HSG (Hoa Sen), NKG (Thép Nam Kim) đã ghi nhận mức tăng giá lần lượt 188%, 397% và 234%.
 
Hỗ trợ đà tăng của nhóm cổ phiếu ngành này là do được hưởng lợi trực tiếp từ sự khan hiếm nguyên liệu cũng như gia tăng nhu cầu thép từ Trung Quốc, đặc biệt là sự tăng giá của thép cuộn cán nóng (HRC).
 
Kỳ vọng ngành năm mới
 
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, năm 2020 việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công của các địa phương đã góp phần thúc đẩy sản lượng tiêu thụ của toàn ngành thép trong bối cảnh thị trường ảm đạm vì dịch bệnh.
 
Cụ thể, sau 6 tháng đầu năm có sản lượng sản xuất, tiêu thụ giảm thì kể từ tháng 7 ngành này đã có phục hồi và tính chung trong 11 tháng đầu năm 2020 sản xuất thép các loại đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ 2019.

 
Những kỳ vọng từ vĩ mô có thể đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu ngành thép trong năm 2021.
 
Với sự phục hồi rõ rệt của ngành thép ở những tháng cuối năm, giới chuyên gia còn dự báo ngành thép sẽ còn có triển vọng tích cực trong năm 2021 bởi sẽ có làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Khi đó, vật liệu xây dựng nói chung, thép nói riêng sẽ là ngành được hưởng lợi lớn nhất.
 
Trong một báo cáo mới đây của SSI Research, đơn vị phân tích này ước tính nhu cầu thép sẽ tăng khoảng 3-5% từ mức cơ sở thấp trong năm 2020, nhờ kỳ vọng kinh tế vĩ mô chung phục hồi, cùng với hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là các dự án trọng điểm mang tính cấp bách như cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành...
 
Đồng quan điểm với SSI Research, Công ty chứng khoán VNDirect cũng nhận định, 40% vốn đầu tư công sẽ dành cho dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ và 11 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam sẽ được giải ngân trong năm 2021 và 60% chi phí xây dựng (23.700 tỷ đồng) sẽ được phân bổ vào chi phí nguyên vật liệu.
 
Cũng theo VNDirect, các doanh nghiệp thép xây dựng hàng đầu có thể sẽ giành thêm thị phần trong năm 2021.
 
Bên cạnh mảng thép xây dựng, ông Nguyễn Đăng Thiện – chuyên gia phân tích Công ty chứng khoán Mirea Asset còn cho biết, ngành thép toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2021 cùng với một loạt chính sách kích cầu hạ tầng và Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ chính sách này.
 
Cũng theo ông Thiện, ước tính tổng sản lượng HRC và thép cuộn cán nguội (CRC) trong năm tới sẽ đạt 10,69 triệu tấn, tăng 30% so với cùng kỳ 2020. Cùng với thép, sản lượng tiêu thụ tôn mạ cũng được dự báo sẽ tăng 7-10% trong năm 2021.
 
Ngoài ra, các cơ hội từ hội nhập đặc biệt là việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA cũng được kỳ vọng thúc đẩy ngành thép sản xuất, xuất khẩu ra các thị trường mới.
 
Kỳ tích có lặp lại?
 
Cùng với kỳ vọng chung của ngành, các chuyên gia cũng đưa ra triển vọng tươi sáng cho nhóm cổ phiếu ngành thép trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là cổ phiếu HPG nhờ vào mức tăng trưởng lợi nhuận vượt bậc ước tính trong thời gian tới.
 
Theo VNDirect, Tập đoàn Hòa Phát hiện đang là nhà sản xuất thép lớn nhất đã gia tăng thị phần thép xây dựng từ 26,2% trong năm 2019 lên 32,6% trong 9 tháng năm 2020. Theo đó, lượng thép xây dựng bán ra của doanh nghiệp này đã tăng 26,4% so với cùng kỳ trong khi sản lượng thép tiêu thụ chung của toàn ngành giảm 3,1%.
 
“Chúng tôi ước tính thị phần thép xây dựng của Hòa Phát sẽ tăng lên mức 35% trong năm 2021 từ mức chỉ 32% của năm 2020”- chuyên gia của VNDirect dự báo.
 
Được dự báo sẽ cùng Hòa Phát dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành, Thép Nam Kim và Hoa Sen cũng được kỳ vọng sẽ là 2 doanh nghiệp niêm yết mang lại khoản lợi nhuận “kếch xù” cho các nhà đầu tư chứng khoán.
 
Nhìn vào những dự báo có thể thấy, năm 2021 của cổ phiếu ngành thép là tràn ngập một màu xanh hy vọng. Tuy nhiên, cần phải nhắc lại là nhờ các yếu tố hỗ trợ của vĩ mô như giá HRC, hưởng lợi từ đầu tư công, kỳ vọng vào thị trường bất động sản… mà kết quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp ngành thép trong năm 2020 đã khởi sắc ngoài dự báo.
 
Trong 9 tháng đầu năm, Hòa Phát, Hoa Sen, Thép Nam Kim hay những doanh nghiệp cùng ngành khác đều ghi nhận mức lợi nhuận tăng trưởng kỷ lục, gấp nhiều lần so với cùng kỳ, trong đó HPG còn lập đỉnh mọi thời đại với mức giá hơn 40.000 đồng/cp.
 
Điều này đồng nghĩa với việc, mọi kỳ vọng từ những yếu tố vĩ mô đều đã được phản ánh hết vào giá cổ phiếu trong năm 2020. Do đó, chưa chắc những điều này sẽ là “kim bài” cho cổ phiếu ngành thép vào năm tới.
 
Hơn nữa, động thái “rời tàu” của nhiều lãnh đạo, cổ đông lớn doanh nghiệp thép trong bối cảnh giá cổ phiếu đang bứt phá cũng là vấn đề mà các nhà đầu tư cần quan tâm trước khi quyết định đầu tư.
 
Ngoài ra, dù kết quả kinh doanh có ghi nhận tích cực, nhưng trên thực tế Thép Nam Kim hay Hoa Sen vẫn đang “sa lầy” với những khoản nợ vay. Đơn cử, Hoa Sen có giai đoạn dài chạy đua giảm giá, tăng thị phần, mở rộng quy mô lớn, nên khi ngành tôn thép gặp khó khăn đã dẫn tới tình trạng mất cân đối tài chính đành phải lấy ngắn nuôi dài.