Chiều 8/4, CTCP FPT (HoSE: FPT) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020 thông qua hình thức trực tuyến. Chủ tịch HĐQT Trương Gia Bình cho biết vẫn tiến hành cuộc họp đúng thời hạn dù cả nước đang thực hiện cách ly toàn xã hội nhằm đảm bảo đúng lộ trình trả cổ tức cho cổ đông.
Cuộc họp bắt đầu với số cổ đông tham dự tương đương 67,61% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Ông Nguyễn Văn Khoa – Tổng Giám đốc trình bày kết quả kinh doanh năm 2019 với việc Tập đoàn chính thức thực hiện chiến lược chuyển đổi số. Doanh thu cả năm hợp nhất đạt 27.717 tỷ đồng, tăng 19,4% so với 2018. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 3.135 tỷ đồng, tăng 19,7% vượt 4% kế hoạch.
CEO
FPT cho biết Tập đoàn bổ sung các chuyên gia tư vấn về chuyển đổi số hàng đầu thế giới. Vị thế Tập đoàn có bước tiến tích cực với 700 khách hàng toàn cầu, 100 khách hàng trong danh sách Global 500 của Fortune bao gồm các đối tác chiến lược của Airbus, Toyota, Ford. Doanh thu khối công nghệ đạt 15.783 tỷ đồng, tăng 17,8% so với 2018.
Có 81 sản phẩm trong đó 60 sản phẩm giải pháp cho lĩnh vực chuyển đổi số như
FPT AI, cổng dịch vụ hợp nhất
FPT, giải pháp chữ ký số
FPT…
HĐQT trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 2020 đạt 32.450 tỷ đồng, tăng 17,1%; lợi nhuận trước thuế tăng 18% đạt 5.510 tỷ đồng.
Định hướng chiến lược giai đoạn 2020 – 2022, công ty dự kiến doanh thu dịch vụ công nghệ đạt 1 tỷ USD. Số lượng thuê bao viễn thông tăng 15% hàng năm.
FPT sẽ nâng cao trải nghiệm của khách hàng và có thêm các sản phẩm mới. Mục tiêu khối giao dục trở thành hệ thống Mega, mang tầm quốc tế.
Theo ông Khoa, tình hình dịch bênh hiện nay phức tạp và khó dự báo. Mảng viễn thông có thể gặp khó khăn trong bán hàng, các khách hàng có thể cắt giảm quảng cáo và chỉ tiêu. Công tác tuyển sinh và giảng dạy cũng có thể gặp khó.
FPT xác định đây là thời chiến và đưa ra các giải pháp kịp thời, cập nhật các kịch bản kinh doanh để ứng phó, theo dõi chặt chẽ từng quý và kiểm soát hàng tuần. Toàn thể nhân viên
FPT phải làm việc 200% sức lực để vượt qua giai đoạn này. Công ty chuyển đổi sang mô hình làm việc online, đưa ra các giải pháp tài chính, tăng cường chuyển đổi số nội bộ để tăng cường cạnh tranh.
Ban lãnh đạo công ty xác định trong nguy có cơ và sẽ tìm kiếm mọi cơ hội trong nước và nước ngoài, tận dụng cơ hội nhiều doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình online để vươn lên sau đại dịch.
Đảm bảo cổ tức 20% bằng tiền cho năm 2020
Ông Nguyễn Thế Phương - Phó Tổng giám đốc lên trình bày về phương án phân phối lợi nhuận 2019 và 2020. Phương án chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 tỷ lệ 20% (2.000 đồng/cp), trong đó 10% đã trả trong năm 2019 và 10% còn lại thực hiện sau khi ĐHĐCĐ phê duyệt dự kiến trong quý II.
Cùng với đó,
FPT dự kiến chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 15% (20 cổ phiếu được chia 3 cổ phiếu mới) từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Thời điểm thực hiện sẽ cùng với trả cổ tức tiền mặt còn lại của năm 2019. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức cho năm 2019 cả bằng tiền và cổ phiếu sẽ là 35%.
Về chính sách trả cổ tức năm 2020, HĐQT trình ĐHĐCĐ tỷ lệ cổ tức là 20% bằng tiền (2.000 đồng/cp – căn cứ theo số lượng cổ phiếu mới sau khi đã thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu). Mức chia cổ tức bằng tiền mặt của năm 2020 sẽ do ĐHĐCĐ thường niên năm 2021 quyết định.
Phát hành ESOP cho cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo
Ông Hoàng Việt Anh – Phó Tổng giám đốc lên đọc tờ trình phát hành ESOP cho người lao động và lãnh đạo. Đối với người lao động, công ty sẽ phát hành không vượt quá 0,5% tổng số cổ phần lưu hành của công ty. Việc phát hành sẽ chia làm 3 đợt 2021, 2022 và 2023, số lượng cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng trong 3 năm.
Đối với việc phát hành ESOP cho ban lãnh đạo giai đoạn 2020-2025, tối đa không quá 0,25% lượng cổ phiếu lưu hành. Giá phát hành theo mệnh giá, hạn chế chuyển nhượng 10 năm và nếu ban lãnh đạo rời đi phải bán lại với giá bằng mệnh giá.
Bình An
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.