ACV và SCS lọt danh mục PYN Elite
PYN Elite Fund nhận định tháng 3 thị trường chứng khoán đối mặt với sự hoảng loạn và bán giải chấp (forced sell) chưa từng thấy, sự sụp đổ của giá dầu và các ngân hàng trung ương đã có hành động ngay lập tức trong báo cáo mới nhất. Chỉ số S&P 500 giảm 20% từ đầu năm và chứng khoán Hàn Quốc, Nhật Bản cũng giảm ở mức tương tự. VN-Index giảm 25% trong tháng 3 và giảm 31% kể từ đầu năm. Giá trị tài sản ròng (
NAV) trên chứng chỉ quỹ của PYN Elite giảm nhẹ hơn khi giảm 29% kể từ đầu năm.
Tại cuối tháng 3, PYN Elite chỉ còn quản lý khối tài sản 299 triệu EUR, tương đương với hơn 7.600 tỷ đồng. Giá trị tiền mặt của quỹ vẫn khoảng 27 triệu EUR nhưng tỷ trọng tiền lại tăng thành 9% do
NAV giảm sâu.
Trong tháng 3, quỹ ngoại có nhiều thương vụ thoái vốn lớn với ở nhiều doanh nghiệp. Trong đó có giao dịch đáng chú ý như việc bán ra 20 triệu cổ phiếu Tasco (HNX:
HUT) trong phiên 20/3 với giá trị 35,4 tỷ đồng.
Quỹ cũng liên tiếp thoái hàng triệu cổ phiếu Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (HoSE:
VNE), Bao bì dầu thực vật (UPCoM:
VPK), Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP
HCM (HoSE:
CII), Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico, HoSE:
SVC) trong tháng 3.
Theo báo cáo danh mục, ngân hàng vẫn là khẩu vị ưa thích của quỹ ngoại với các cổ phiếu của TPBank, VietinBank và HDBank. Cổ phiếu ngành ô tô là VEAM Corp đứng thứ 2 trong danh mục với tỷ trọng 8,56% trong khi cổ phiếu ngành bán lẻ
MWG rơi xuống thứ 6 với tỷ trọng 5,91%.
ACV và SCS được tăng tỷ trọng.
Dù bán nhiều cổ phần nhưng PYN cũng đầu tư vào 2 thương vụ lớn. Đáng chú ý khi tỷ trọng cổ phiếu
ACV của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam đang tăng nhanh, đứng thứ 8 trong danh mục với tỷ trọng 3,8% (
ACV lần đầu vào top 12 của PYN trong tháng 2 với tỷ trọng 2,3%). Cổ phiếu
ACV đã giảm 18% trong tháng 3 và giảm 45% trong 3 tháng đầu năm nay.
Theo báo cáo mới đây của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gửi Thủ tướng,
ACV ước doanh thu quý I giảm 17% còn 4.064 tỷ đồng và lợi nhuận ước giảm 24% về 1.857 tỷ đồng. Dưới tác động của của Covid-19,
ACV đánh giá doanh thu cả năm 2020 sẽ giảm 47% so với kế hoạch còn 11.339 tỷ đồng. Lợi nhuận cả năm có thể giảm 86% so với kế hoạch xuống 1.476 tỷ đồng, như vậy tổng công ty này dự kiến lỗ trong 3 quý còn lại.
Ngoài ra, Công ty Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (Saigon Cargo, HoSE:
SCS) cũng lần đầu vào danh sách những khoản đầu tư lớn nhất của PYN Elite với tỷ trọng 3,02%. Báo cáo cho biết công ty này vẫn sống tốt trong tình trạng hiện nay với ít thiệt hại.
Quỹ Phần Lan nói rằng giá cổ phiếu đã giảm mạnh từ mặt bằng 160.000 đồng/cp cuối năm ngoái khi một quỹ ngoại khác thoái toàn bộ cổ phần. Trong làn sóng bán tháo vì Covid-19, thị giá
SCS đã giảm 25% và PYN Elite đã có một thỏa thuận mua cổ phần lớn.
Công ty Việt Nam có tỷ lệ đòn bẩy thấp và giàu tiền mặt
Sở Giao dịch chứng khoán TP
HCM (HoSE) ghi nhận khối ngoại bán ròng kỷ lục trong tháng 3 với giá trị 340 triệu USD. Thanh khoản thị trường vẫn dồi dào với khoảng 230 triệu USD/phiên. Thống kê của PYN Elite cho thấy có 47 công ty niêm yết có kế hoạch mua cổ phiếu quỹ hoặc người nội bộ muốn tăng sở hữu với tổng giá trị lên đến 220 triệu USD.
Cổ phiếu ngân hàng đã bị bán tháo do triển vọng tăng trưởng chậm hơn cùng với mối lo ngại về nợ xấu gia tăng, quỹ ngoại nhận định sự lo ngại này là quá mức. Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát chặt chẽ hạn mức tăng trưởng tín dụng và tích cực can thiệt vào các hoạt động cho vay có rủi ro cao (bất động sản, cho vay tiêu dùng).
Các công ty quy mô nhỏ không có khả năng tiếp cận các khoản vay lớn hoặc không đủ tài sản đảm bảo tốt, do đó các ngân hàng khó có thể bị ảnh hưởng từ làn sóng vỡ nợ lớn. Thị trường vốn Việt Nam hiện chỉ mở cửa một phần cho các nhà đầu tư quốc tế, do đó có rất ít doanh nghiệp có khả năng phát hành trái phiếu USD giúp hạn chế rủi ro từ các cú sốc bên ngoài.
Các công ty Việt Nam được cho là ít sử dụng đòn bẩy và giàu tiền mặt. Báo cáo dẫn số liệu top 50 công ty hàng đầu Việt Nam có tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu chỉ 32%, thấp hơn nhiều khi so sánh với các công ty ở Mỹ hay châu Âu.
Các công ty chủ lực trong danh mục vẫn hoạt động tốt trong môi trường chi phí vay nợ tăng cao và nhu cầu xuất khẩu yếu đi. Tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu trung bình các công ty này là 27% và hơn phân nửa đang có vị thế tiền mặt tốt. Hầu hết các công ty phục vụ cho nhu cầu trong nước, ngoại trừ
FPT có khoảng 13% doanh thu từ nước ngoài.
Về vĩ mô, chỉ số PMI đã rơi xuống 41,9 điểm, xuất khẩu tăng 2%, tăng trưởng GDP quý I chỉ còn 3,8%, và dự báo cả năm tăng 3-5%. Dự trữ ngoại hối vẫn ở mức cao 85 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thêm 1%. Gói hỗ trợ tài chính 9 tỷ USD (3,4% GDP) đã được thông qua tài trợ bằng tiền mặt, cho vay không lãi suất, giãn nộp thuế và bảo hiểm xã hội…
Huy Lê
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.