• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.246,15 +0,06/+0,00%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 1:45:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.246,15   +0,06/+0,00%  |   HNX-INDEX   221,22   -0,46/-0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,93   +0,09/+0,10%  |   VN30   1.313,45   -1,36/-0,10%  |   HNX30   460,22   -1,58/-0,34%
22 Tháng Giêng 2025 1:46:08 CH - Mở cửa
Những doanh nghiệp phân bón báo lãi quý II tăng bằng lần
Nguồn tin: Người đồng hành | 27/07/2020 4:45:45 CH
Các năm vừa qua, doanh nghiệp phân bón gặp khó khăn lớn khi bị cạnh tranh gay gắt bởi hàng nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Trung Quốc, Nga, Indonesia, Malaysia… Song dịch bệnh hạn chế giao thương đã tạo cơ hội để doanh nghiệp phân bón trong nước đẩy mạnh doanh số, lấy lại thị phần. Trong khi đó, giá dầu giảm sâu kéo giá khí giảm làm chi phí giá thành của một số doanh nghiệp phân bón xuống thấp đẩy lợi nhuận tăng cao.
 
Kết thúc nửa năm, không ít doanh nghiệp vẫn báo lãi tăng nhiều lần so với cùng kỳ 2019.  
 
Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (HoSE: DPM) cho biết tổng sản lượng tiêu thụ các mặt hàng phân bón nửa đầu năm đạt 550.000 tấn, tăng 29% so với cùng kỳ. Riêng sản lượng đạm ure Phú Mỹ tăng 53% đạt 400.000 tấn, sản lượng kinh doanh NPK Phú Mỹ tăng 6%. Ngoài ra, sản xuất kinh doanh hóa chất cũng khá khả quan khi đạt sản lượng 64.000 tấn, tăng 70%; chủ yếu tăng sản lượng NH3 207% và sản lượng CO2 tăng 155%.
 
Theo đó, doanh thu 6 tháng của Đạm Phú Mỹ đạt 3.950 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ 2019. Riêng quý II doanh thu tăng 12,8% đạt 2.178 tỷ đồng.
 
Mặt khác, giá khí đầu vào giảm theo giá dầu thế giới kéo giá thành doanh nghiệp giảm theo. Nhờ vậy, lợi nhuận ròng 6 tháng đạt 408 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ; riêng quý II là 303 tỷ đồng, gấp gần 10 lần.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Sau năm 2019 chạm đáy, kết quả kinh doanh của Công ty Phân bón Bình Điền (HoSE: BFC) bật tăng mạnh trong nửa đầu năm bất chấp dịch Covid-19 bùng phát làm giảm sức mua và biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
 
Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh phân NPK thương hiệu đầu trâu báo lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý II đạt 88 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước; lũy kế 6 tháng đạt 96 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ và thực hiện 63% kế hoạch năm. 
 
Song sản lượng sản xuất và tiêu thụ của BFC trong nửa đầu năm cùng giảm hơn 12%, ghi nhận ở mức 261.792 tấn và 264.161 tấn. Tổng doanh thu giảm 15% xuống 2.063 tỷ đồng và mới thực hiện 57% kế hoạch năm.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Tăng mạnh lợi nhuận nửa đầu năm, đến quý III công ty dự tính lợi nhuận trở lại mức thông thường với 50 tỷ đồng, tương đương thực hiện năm trước.
 
Không tăng trưởng mạnh như 2 doanh nghiệp trên nhưng Công ty Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HoSE: DCM) cũng có kết quả nửa đầu năm khả quan, vượt nhiều so với kỳ vọng của ban lãnh đạo.
 
Cụ thể, công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm ở mức 310 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước và vượt 5 lần kế hoạch năm (52 tỷ đồng). Như vậy, riêng quý II, doanh nghiệp lãi khoảng 217 tỷ đồng, tăng 93,4% so với quý II/2019.

Đơn vị: tỷ đồng
 
Doanh nghiệp lý giải kết quả kinh doanh tăng cao nhờ giá dầu giảm sâu trước ảnh hưởng Covid-19 khiến giá khí cũng giảm, bình quân bằng khoảng 80% giá kế hoạch dẫn đến chi phí vốn trong kỳ thấp. Thêm vào đó, Covid-19 khiến giá lúa gạo, nông sản, thực phẩm tăng, tạo động lực cho nông dân một số vùng không bị ảnh hưởng hạn mặn quay trở lại canh tác lúa gạo, lượng tiêu thụ urê vẫn duy trì không kém hơn những năm trước. Ngoài ra, bản thân nhà máy Đạm Cà Mau duy trì sản xuất ở công suất 110%, ổn định, an toàn cũng như đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm, tiết giảm chi phí bán hàng, chi phí quản trị doanh nghiệp, tối ưu hóa và tiết kiệm năng lượng...
 
Dù vậy, không phải doanh nghiệp phân bón nào cũng nắm bắt được cơ hội trong đại dịch.
 
Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (HNX: LAS) công bố doanh thu quý II giảm 31% xuống 638 tỷ đồng và lỗ ròng 17 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng LAS lỗ ròng 13 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết đang trong giai đoạn cơ cấu sắp xếp lại hệ thống phân phối, đánh giá khả năng tiêu thụ, khả năng tài chính của từng đối tượng khách hàng để triệt để thu hồi công nợ tồn đọng làm lành mạnh công nợ và tiêu thụ sản phẩm. Điều này khiến sản lượng tiêu thụ của đơn vị giảm gần 30% so với cùng kỳ, trong đó, supe lân giảm 37% và NPK giảm 26%.
 
Công ty Phân lân nung chảy Văn Điển (HoSE: VAF) cũng ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận thuần giảm 11,4% và 31%, lần lượt đạt 206 tỷ và 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi ròng công ty phân bón vẫn tăng 57% do cùng kỳ năm trước có khoản lỗ khác lên đến 3,2 tỷ đồng mà kỳ này chỉ lỗ 12,3 triệu đồng.
 
Theo Chứng khoán Phú Hưng, tại Việt Nam, các loại phân chính được sản xuất là phân urê, lân và NPK. Trong đó, phân urê được 4 nhà máy sản xuất thuộc 2 tập đoàn của Việt Nam – PVN (nhà máy Đạm Cà Mau, nhà máy Đạm Phú Mỹ) và Vinachem (nhà máy Đạm Hà Bắc, Đạm Ninh Bình). Đối với phân Ure, các nhà máy thuộc PVN sử dụng khí làm nguyên liệu đầu vào; còn các nhà máy thuộc Vinachem sử dụng than làm nguyên liệu chính. Phân lân và phân NPK có nhiều nhà máy tham gia sản xuất hơn và thường được sản xuất là Supe lân, DAP, MAP. Nguyên liệu chính để sản xuất phân lân được khai thác ở các quặng Apatit thường tập trung chính ở Lào Cai. Phân NPK thì sử dụng nguyên liệu đầu vào là phân Urê, phân lân và phân Kali. Chính vì vậy, các công ty sản xuất phân NPK sẽ mua nguyên liệu từ các công ty khác để sản xuất.
 
Bởi vậy, theo Chứng khoán Phú Hưng, việc giá dầu giảm trong năm 2020 sẽ chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho 2 doanh nghiệp là DCMDPM. Đối với các doanh nghiệp còn lại, việc giá dầu giảm có thể sẽ tác động gián tiếp nhưng sẽ không thực sự rõ ràng.