• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:53:50 CH - Mở cửa
Cá nhân trong nước 'ồ ạt' đổ tiền vào TTCK, mua ròng 70.930 tỷ đồng sau 9 tháng
Nguồn tin: Người đồng hành | 05/10/2021 8:30:59 SA
Sau 9 tháng đầu năm, cá nhân trong nước mua ròng 66.700 tỷ đồng, trong đó, dòng vốn này mua ròng 70.930 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.
Cả tổ chức trong nước và khối ngoại đều bán ròng mạnh, trong đó, khối ngoại rút ròng đến 55.281 tỷ đồng thông qua khớp lệnh.
HPG, CTG, VPB, VHM, VNM hay VIC là các cổ phiếu được nhà đầu tư cá nhân trong nước mua ròng mạnh
 
Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng vượt bậc trong 9 tháng đầu năm 2021. Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 9, VN-Index đứng ở mức 1.342,66 điểm, tương ứng tăng 238,19 điểm (21,58%) so với số cuối năm 2020. HNX-Index còn tăng đến 75,92% lên 357,33 điểm. UPCoM-Index tăng 29,7% lên 96,56 điểm.
 
Không chỉ đi lên về mặt điểm số, thanh khoản thị trường cũng tăng vọt so với 9 tháng trước đó. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch bình quân trong 9 tháng đầu năm 2021 đạt 24.087 tỷ đồng/phiên, gấp gần 3 lần 9 tháng cuối năm 2020. Giá trị khớp lệnh bình quân đạt 22.091 tỷ đồng, gấp 3,2 lần.
 
9 tháng vừa qua tiếp tục là sự bùng nổ của dòng tiền nhà đầu tư cá nhân trong nước, đây cũng là nhân tố chính giúp VN-Index lập đỉnh 1.420,27 điểm hồi đầu tháng 7 cũng như giúp thị trường đứng vững sau nhiều đợt điều chỉnh. Trong khi đó, tổ chức trong nước cùng khối ngoại đều bán ròng rất mạnh qua đó gây áp lực lớn lên thị trường chung.

 
Giá trị mua, bán ròng phân loại theo nhà đầu tư. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Theo dữ liệu của FiinPro, nhà đầu tư cá nhân trong nước đẩy mạnh mua ròng đến 66.700 tỷ đồng trên sàn HoSE, trong khi cả năm 2020 bán ròng 10.400 tỷ đồng. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì giá trị mua ròng của nhà đầu tư cá nhân trong nước còn lên đến 70.930 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần so với giá trị mua ròng của cả năm 2020.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của cá nhân trong nước lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Cá nhân trong nước mua ròng rất mạnh cổ phiếu HPG với giá trị ở mức 13.200 tỷ đồng. Hai cổ phiếu ngân hàng là CTG và VPB đứng sau với giá trị mua ròng lần lượt 7.230 tỷ đồng và 6.372 tỷ đồng. VHM, VNM hay VIC cũng đều có giá trị mua ròng ở mức trên 4.000 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, MWG bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 1.730 tỷ đồng. ACB và NVL cũng là 2 mã bị cá nhân trong nước bán ròng trên 1.000 tỷ đồng.
 
Trong khi đó, nhà đầu tư tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) bán ròng 23.267 tỷ đồng. Nếu xét về khớp lệnh, dòng vốn này bán ròng trên 21.661 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
VNM là cổ phiếu bị tổ chức trong nước bán ròng mạnh nhất với 9.080 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách bán ròng là HNG với hơn 3.200 tỷ đồng. STB và PLX đều bị bán ròng trên 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, HPG được mua ròng mạnh nhất với 1.340 tỷ đồng. ACB, MSN và VIC cũng là các mã được dòng vốn này mua ròng trên 1.000 tỷ đồng sau 9 tháng.
 
Đối với giao dịch của khối tự doanh, họ bán ròng 1.946 tỷ đồng sau 9 tháng. Còn nếu xét về khớp lệnh, dòng vốn tự doanh mua ròng trong cả 3 quý với tổng cộng 5.493 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của tự doanh lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Các chứng chỉ quỹ ETF bị khối tự doanh bán ròng rất mạnh trong 9 tháng đầu năm, trong đó, FUEVFVND đứng đầu danh sách bán ròng với 2.527 tỷ đồng. Tiếp sau đó là FUESSVFL với 746 tỷ đồng. E1VFVN30 cunxg bị bán ròng 500 tỷ đồng. Trong khi đó, HPG đứng thứ 3 danh sách bán ròng của khối tự doanh trong 9 tháng với 642 tỷ đồng. Vị trí thứ 5 thuộc về IJC với 288 tỷ đồng. Chiều ngược lại, KDH được mua ròng mạnh nhất với 632 tỷ đồng. MWG và CTG được mua ròng lần lượt 528 tỷ đồng và 3264 tỷ đồng.
 
Về giao dịch của khối ngoại, dòng vốn này biến động rất tiêu cực khi bán ròng lên đến hơn 41.000 tỷ đồng ở HoSE, gấp 2,7 lần so với giá trị bán ròng của cả năm 2020. Nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì dòng vốn ngoại sàn này bán ròng đến trên 55.281 tỷ đồng.

 
10 cổ phiếu có giá trị mua, bán ròng của khối ngoại lớn nhất. Đơn vị: Tỷ đồng.
 
Khối ngoại sàn HoSE bán ròng rất mạnh nhiều cổ phiếu bluechip, trong đó, HPG đứng đầu danh sách bán ròng với giá trị lên đến 13.910 tỷ đồng. CTG và VNM đứng sau với giá trị bán ròng đều trên 6.000 tỷ đồng. VPB và VIC bị bán ròng lần lượt 5.909 tỷ đồng và 5.656 tỷ đồng. Trong khi đó, STB đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại với 3.212 tỷ đồng. VHM cũng được mua ròng 2.766 tỷ đồng. Tiếp sau đó, chứng chỉ quỹ ETF nội FUEVFVND được mua ròng 2.674 tỷ đồng.