15h00
Đà tăng của VN-index bị thu hẹp đáng kể trở lại vào cuối phiên khi hàng loạt cổ phiếu lớn đặc biệt là nhóm ngân hàng không thể giữ được đà hồi phục. Trong đó,
CTG giảm sâu 3,5%, VIB giảm 3,1%,
HDB giảm 3%... SHB là cổ phiếu ngân hàng gây chú ý nhất khi bất ngờ tăng vọt 8% lên 28.200 đồng/cp và giúp HNX-Index biến động tích cực.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 4,65 điểm (0,35%) lên 1.339,54 điểm. Toàn sàn có 224 mã tăng, 179 mã giảm và 46 mã đứng giá. HNX-Index tăng 4,4 điểm (1,23%) lên 360,89 điểm. Toàn sàn có 133 mã tăng, 88 mã giảm và 59 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,21%) lên 96,18 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 26.583 tỷ đồng, tăng 18%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 17,3% lên 21.336 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 340 tỷ đồng ở sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h12
Ngay sau giờ nghỉ trưa, đà tăng của các chỉ số được nới rộng thêm khi lực cầu bất ngờ dâng cao. Trong đó, nhiều cổ phiếu thuộc nhóm ngân hàng, chứng khoán có sự hồi phục trở lại như STB, MBB, TPB,
LPB...
Hiện tại, VN-Index tăng 12,33 điểm (0,92%) lên 1.347,22 điểm. HNX-Index tăng 2,16 điểm (0,61%) lên 358,65 điểm. UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,2%) lên 96,17 điểm.
13h00
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index phiên sáng nay tăng 6,5 điểm (0,49%) lên 1.342,39 điểm. Toàn sàn có 219 mã tăng, 172 mã giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index tăng 1,22 điểm (0,34%) lên 357,71 điểm. Toàn sàn có 113 mã tăng, 92 mã giảm và 56 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,05%) xuống 95,93 điểm.
Trong khi nhóm chứng khoán và ngân hàng lao dốc, thì các cổ phiếu lớn như GAS, PLX, BVH, SAB, GVG hay HPG tăng giá mạnh và góp phần giúp giữ được sắc xanh của VN-Index. GAS tăng đến 5,3%, PLX tăng 3,9%, BVH tăng 3,6%, SAB tăng 2,8%.
Thanh khoản thị trường tăng vọt so với phiên cuối tuần trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 15.607 tỷ đồng, tăng 33%, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 31,4% lên 12.310 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khoảng 170 tỷ đồng trên HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại trên HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h56
Nhóm cổ phiếu bảo hiểm và đầu tư công đón nhận được dòng tiền tốt và cũng bứt phá mạnh sau khoảng thời gian đầu thận trọng. Trong đó, BVH tăng 3,8%, MIG tăng 3,6%, BMI tăng 3,1%, PLC tăng 8,4%, KSB tăng 3,3%....
9h57
Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tạo áp lực rất lớn lên các chỉ số, trong đó,
MSB giảm 3,6%,
LPB giảm 3,1%,
HDB giảm 1,8%,
CTG giảm 2,5%,
ACB giảm 2,2%,
VPB giảm 2,5%...
VN-Index hiện vẫn tăng nhẹ 0,77 điểm (0,06%) lên 1.335,66 điểm. HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,05%) xuống 356,32 điểm. UPCoM-Index giảm 0,48 điểm (-0,05%) xuống 95,5 điểm.
9h41
Nhóm cổ phiếu liên quan đến "hệ sinh thái Louis" vẫn đua nhau lao dốc, trong đó,
TGG và
SMT bị kéo xuống mức giá sàn.
APG giảm 4,2%,
TDH giảm 6,2%,
DDV giảm 7%,
VKC giảm 7,9%,
BII giảm 8,7%.
9h35
Các cổ phiếu nhóm ngành than bứt phá ngay từ đầu phiên. Hiện tại, các mã như
HLC,
TDN,
NBC,
CLM,
TMB,
THT và
MDC đều được kéo lên mức giá trần.
CST tăng 12,5%,
TC6 tăng 9,4%,
TVD tăng 9,4%.
9h30
Trước biến biễn tăng phi mã của giá cả hàng hóa nguyên vật liệu, nhóm cổ phiếu ngành than, phân bón, thép và khí đốt đồng loạt bứt phá.
Nhu cầu khí đốt tăng cao vì nguồn dự trữ thấp và châu Âu đang phải cạnh tranh với Trung Quốc trong cuộc tìm mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) dù giá mặt hàng này đang rất cao. Giá khí đốt giao tháng 11 trên sàn
TTF của Hà Lan ngày 2/10 ở mức 97,7 euro/mwh (tương đương 113,3 USD/mwh), tăng khoảng 400% từ đầu năm đến nay và là mức kỷ lục từ trước tới nay.
9h26
Thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch ngày 4/10 vẫn với sự phân hóa mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này khiến các chỉ số biến động hẹp. Các cổ phiếu ngân hàng tiếp tục biến động theo chiều hướng tiêu cực, trong đó,
LPB giảm 2,4%,
MSB giảm 1,4%,
VPB giảm 1,7%,
ACB giảm 0,8%.
Bên cạnh đó, sắc đỏ cũng áp đảo nhóm cổ phiếu chứng khoán. VND đang giảm 1,8%,
VCI giảm 2,6%, HCM giảm 2%.
Hiện tại, VN-Index tăng 2,94 điểm (0,22%) lên 1.337,83 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 64,5 triệu cổ phiếu, trị giá 1.823 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,9 điểm (0,25%) lên 357,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,6 triệu cổ phiếu, trị giá 354 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,03 điểm (0,03%) lên 96,01 điểm.
Thị trường điều chỉnh nhẹ trong tuần thứ hai liên tiếp với thanh khoản sụt giảm. Tổng giá trị giao dịch trung bình chỉ đạt 23.558 tỷ đồng/phiên (giảm 15% so với tuần trước đó).
Dấu ấn của nhà đầu tư các nhân trong nước đã giảm đáng kể ở tuần từ 27/9 - 1/10, trong khi đó, tổ chức trong nước quay trở lại mua ròng và là nhân tố chính cân lại lượng bán ròng mạnh của khối ngoại. Tổ chức trong nước (không gồm tự doanh) giao dịch tích cực trở lại khi mua ròng gần 834 tỷ đồng trên HoSE. Trong khi đó, cá nhân trong nước mua ròng chỉ 21 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì cá nhân trong nước đã bán ròng trở lại 221 tỷ đồng. Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 8 liên tiếp với giá trị tăng 22% so với tuần trước đó và ở mức 1.012 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 24 triệu cổ phiếu.
Theo Chứng khoán Agriseco, giai đoạn này, dòng tiền sẽ tiếp tục hướng tới những nhóm ngành có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III khả quan, trong bối cảnh bức tranh chung thị trường tương đối ảm đạm do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Chứng khoán Rồng Việt cho rằng với tín hiệu suy yếu hiện tại, có khả năng VN-Index sẽ lùi bước về vùng quanh 1.325 điểm để kiểm tra lại dòng tiền hỗ trợ.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Kết thúc phiên 1/10, giá dầu Brent tương lai tăng 97 cent, tương đương 1,2%, lên 79,28 USD/thùng, có tuần tăng thứ 4 liên tiếp. Giá dầu WTI tương lai tăng 85 cent lên 75,88 USD/thùng, có tuần tăng thứ 6 liên tiếp. Chốt tuần, giá dầu Brent tăng 1,9%, giá dầu WTI tăng 2,6%. Chốt tháng 9, giá dầu Brent tăng 7,6%, giá dầu WTI tăng 9,5%, đều là tháng tăng tốt nhất từ tháng 6. Chốt quý III, giá dầu Brent tăng 4,5%, giá dầu WTI tăng 2%.
Chốt phiên 1/10, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 482,54 điểm, tương đương 1,43%, lên 34.326,46 điểm. S&P 500 tăng 49,5 điểm, tương đương 1,15%, lên 4.357,04 điểm. Nasdaq tăng 118,12 điểm, tương đương 0,82%, lên 14.566,7 điểm.
Giá khí đốt giao tháng 11 trên sàn
TTF của Hà Lan ngày 2/10 ở mức 97,7 euro/mwh (tương đương 113,3 USD/mwh), tăng khoảng 400% từ đầu năm đến nay. Đây là mức cao kỷ lục từ trước tới nay.