• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 4:06:05 CH - Mở cửa
Bất ngờ Vinatex lãi lớn, các doanh nghiệp dệt may khác ra sao?
Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp | 26/12/2021 8:45:00 SA
Mặc dù bị tác động mạnh bởi đại dịch COVID-19 nhưng nhiều doanh nghiệp ngành dệt may vẫn về đích sớm. Nổi lên trong số đó là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), với lợi nhuận vượt 70% kế hoạch năm.
 
Cụ thể, doanh thu và thu nhập hợp nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (HoSE: VGT) năm 2021 ước đạt 16.436 tỷ đồng, tăng 10,7% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 102% so với cùng kỳ, vượt 70% kế hoạch năm và cao hơn năm 2019 trước đại dịch gần 70%. Các mục tiêu đều vượt kế hoạch.
 
Chia sẻ về lý do tăng trưởng mạnh, Tổng giám đốc VGT Cao Hữu Hiếu cho biết, quý 1/2021, chúng ta tận dụng tốt cơ hội khi các đối thủ đang đối phó với COVID-19, giá tốt hơn. VGT gặt hái từ chiến lược đầu tư nguyên liệu từ 5 năm trước là hệ thống nhà máy sợi các tập đoàn. Ngành sợi tăng trưởng ngoạn mục và đột biến, doanh thu chiếm khoảng 50% trên doanh thu toàn hệ thống nhưng lợi nhuận ngành sợi đạt trên 50%. Trước kia cơ cấu là ngành may 80% - ngành sợi 20% thì năm 2021 là 50-50 thậm chí 45%-55%.
 
“Ngoài khách quan thị trường nhờ ngành sợi tăng, thì quan trọng nhất là công tác quản trị và điều hành sản xuất của các nhà máy sợi tăng. Năng suất tăng, các nhà máy đó trước đây đạt 900 tấn/tháng thì nay đạt 1.300 tấn/tháng, điều này góp phần vào kết quả ngoạn mục của năm 2021", Tổng giám đốc VGT Cao Hữu Hiếu chia sẻ.
 
Năm 2021, bên cạnh việc đầu tư chiều sâu để nâng cao năng lực của các đơn vị thì Vinatex đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy sợi mới là Nhà máy sợi 3, Công ty CP Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 6/2021 (đây là nhà máy có quy mô 2 tầng đầu tiên trong hệ thống các đơn vị trực thuộc Vinatex); Nhà máy sợi 2, CTCP Vinatex Phú Hưng với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2201.
 
Không chỉ VGT có kết quả kinh doanh năm 2021 ấn tượng, bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều doanh nghiệp ngành Dệt may khác cũng có kết quả kinh doanh khả quan, cụ thể:
 
Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) cũng đã công bố doanh thu kết quả kinh doanh tháng 11/2021 với doanh thu thuần đạt gần 434 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Trong khi đó, giá vốn hàng bán tăng nhẹ hơn giúp biên lãi gộp tăng từ 14% lên 16%.
 
Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính tăng vọt lên hơn 4 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ. Sau khi trừ đi các khoản chi phí và thuế, TNG báo lãi ròng gần 21 tỷ đồng, gấp 2.6 lần. Lũy kế 11 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu thuần tăng 18%, lên gần 4.977 tỷ đồng và lãi ròng tăng 38%, đạt 214 tỷ đồng.
 
Năm 2021, TNG dự kiến đem về 4.798 tỷ đồng doanh thu và 175 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 7% và 14% so với thực hiện năm trước. Như vậy, sau 11 tháng, TNG đã vượt 4% mục tiêu doanh thu và vượt 22% mục tiêu lãi sau thuế 2021.
 
Hay như Công ty CP Dệt may Thành Công (HoSE: TCM), cũng vừa tổng kết tình hình kinh doanh tháng 11/2021 với doanh thu đạt xấp xỉ 12,8 triệu USD, tương đương 294,4 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái và tăng hơn 10% so với tháng 10 trước đó.
 
Ban lãnh đạo Công ty cho biết, mặc dù năng suất trong tháng 11 của các nhà máy may tăng so với các tháng trước, tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng và giá bán một số đơn hàng chưa tăng tương ứng nên biên lợi nhuận gộp tháng 11 của sản phẩm may chưa đạt đúng kỳ vọng.
 
Kết quả, lợi nhuận sau thuế trong tháng 11 giảm đến 86% so với cùng kỳ, đạt 143.096 USD, tương ứng 3,3 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của TCM đạt lần lượt đạt 138,4 triệu USD (3.183 tỷ đồng) và 5,1 triệu USD (117 tỷ đồng).
 
Một doanh nghiệp khác là Tổng công ty May 10 cũng đã ước tính doanh thu năm 2021 dự kiến đạt 3.356 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 80 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2021 của doanh nghiệp đã tiệm cận với mức lợi nhuận thực hiện trong năm 2020 là 81,37 tỷ đồng. Kết quả này rất có ý nghĩa khi nhiều thời điểm sản xuất, kinh doanh phải ngưng trệ do giãn cách.
 
Vẫn còn nhiều thách thức
 
Trong năm 2021, đại dịch đã gây ảnh hưởng nặng nề đến các doanh nghiệp dệt may, người lao động (NLĐ) trong hệ thống Công đoàn Dệt may với 49 doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp (32 doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" với 15.267 người lao động, 17 doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất), 12 NLĐ tử vong, 6.300 NLĐ là F0, 35.023 NLĐ phải ngưng việc từ 2-2.5 tháng do thực hiện phong toả, cách ly hoặc doanh nghiệp ngừng sản xuất, thu nhập giảm sút, đời sống khó khăn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn phải chịu thêm nhiều chi phí về phòng dịch, trả lương ngừng việc, tổ chức "3 tại chỗ", điều trị, cách ly tại chỗ cho NLĐ khi doanh nghiệp có F0...
 
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong năm 2021 và nhất là thời gian cao điểm dịch COVID-19 lần thứ 4, các doanh nghiệp ngành dệt may phải đối mặt với nhiều khó khăn khi chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu bị đứt gãy, nhiều nhà máy tại khu vực phía Nam phải đóng cửa.
 
Cùng với đó, việc thực hiện sản xuất theo phương án "3 tại chỗ"; công tác xét nghiệm, tiêm vaccine cho người lao động, hoạt động logistics tăng giá và có lúc bị gián đoạn đã khiến chi phí của các doanh nghiệp tăng cao, ảnh hưởng lớn đến việc giữ ổn định đơn hàng, đảm bảo tiến độ hợp đồng xuất khẩu cũng như doanh thu trong năm của ngành dệt may.
 
Đặc biệt trong năm 2021, ngành dệt may của Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh có sự tăng trưởng cao nhờ cải thiện về công nghệ, năng suất, chất lượng nên doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải có chiến lược để tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên trong bối cảnh đó, ngành dệt may Việt Nam đã chứng kiến sự nỗ lực chia sẻ, hỗ trợ và củng cố chuỗi hợp tác bền vững khi hoạt động sản xuất của nhiều doanh nghiệp bị ngưng trệ.
 
Dự báo trong năm 2022 tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Vitas cho rằng, dịch COVID-19 có thể tiếp tục diễn biến phức tạp; tăng trưởng kinh tế thế giới không đồng đều. Trong nước, kinh nghiệm và năng lực cũng như khả năng ứng phó dịch bệnh tiếp tục được nâng lên nhưng sức chống chịu và nguồn lực của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân giảm sút.
 
“Nguy cơ chậm phục hồi kinh tế, suy giảm tăng trưởng vẫn còn tiềm ẩn nếu Việt Nam không kiểm soát được dịch bệnh một cách cơ bản để mở cửa trở lại nền kinh tế; rủi ro lạm phát gia tăng; thiên tai, biến đổi khí hậu là nguy cơ luôn tiềm ẩn đối với ngành dệt may”, ông Cẩm nhấn mạnh.
 
Một yếu tố tích cực đối với ngành Dệt may Việt Nam vào quý cuối năm 2021 và dự kiến cả ở 2022, là các đơn hàng xuất khẩu vẫn đảm bảo, các thị trường nhập khẩu có nhu cầu cao dù phục hồi chưa đồng đều; theo đó, trong trường hợp không có tác động tiêu cực từ dịch bệnh năm tới, đây vẫn là ngành có nhiều triển vọng tăng trưởng cao.