• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 11:52:24 CH - Mở cửa
Các thị trường chứng khoán thế giới có thể đang tiến gần đến đỉnh
Nguồn tin: VietnamPlus | 10/03/2021 9:02:46 CH
Các nhà phân tích lo ngại sau khi rơi tự do khi COVID-19 trở thành đại dịch, các thị trường chứng khoán có nguy cơ đảo ngược mạnh nếu các chính phủ điều chỉnh chính sách.
 
 
Bảng điện tử chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tại Tokyo. (Ảnh: Kyodo/TTXVN)
 
Một năm trước, các thị trường chứng khoán đã rơi tự do khi COVID-19 trở thành đại dịch và các nước thực hiện việc phong tỏa trong nỗ lực ứng phó.
 
Một năm sau, các thị trường đã lấy lại động lực, với một số thậm chí còn đạt các mức cao kỷ lục nhờ tiền hỗ trợ lãi suất thấp và hy vọng rằng các chương trình tiêm chủng sẽ cho phép các hoạt động trở lại bình thường sớm hơn so với bất kỳ dự báo nào.
 
Tuy nhiên, các nhà phân tích lo ngại các thị trường có nguy cơ đảo ngược mạnh nếu các chính phủ điều chỉnh chính sách.
 
Nhà phân tích Vincent Mortier thuộc công ty quản lý tài sản Amundi cho rằng sẽ là cực kỳ nguy hiểm nếu cho rằng cuộc khủng hoảng y tế kết thúc thì cuộc khủng hoảng kinh tế sẽ qua mà thực tế sẽ là điều ngược lại.
 
Việc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 11/3 năm ngoái ban bố đại dịch đã khiến các thị trường chứng khoán mất điểm mạnh, với thị trường New York giảm 10%, trong khi thị trường London giảm 11%, như giai đoạn tồi tệ nhất vào năm 1987.
 
Tình trạng lao dốc chưa dừng lại vào ngày 12/3, khi các thị trường tiếp tục mất điểm trong vài ngày sau đó, trong lúc các nhà đầu tư đánh giá mức độ ảnh hưởng của đại dịch đến kinh tế toàn cầu, một cuộc suy thoái sâu nhưng tương đối ngắn.
 
Các nhà máy dừng hoạt động, các biên giới đóng cửa, các hãng hàng không dừng các chuyến bay, và các cửa hàng cũng như các nhà hàng dừng phục vụ. Thế giới ngưng trệ.
 
Các ngân hàng trung ương và các chính phủ đã phải hành động rất quyết liệt, vay tiền để duy trì nền kinh tế cho đến khi đại dịch, hay ít nhất là làn sóng lây nhiễm thứ nhất, qua đi.
 
Các gói cứu trợ trên toàn cầu với tổng giá trị đến khoảng 24.000 tỷ USD, theo người phụ trách hoạt động nghiên cứu kinh tế toàn cầu của ngân hàng Pháp Societe Generale, Kokou Agbo-Bloua.
 
Nhà quản lý đầu tư tại Swiss Life Am, Eric Bourguignon, cho rằng các gói kích thích đó đã tạo đà cho các thị trường vốn trở nên "nghiện" tiền hỗ trợ lãi suất thấp, nhất là kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
 
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy các thị trường có thể đang gần đến đỉnh, với giá cổ phiếu đã bị thổi phồng khi hàng triệu nhà đầu tư tư nhân đổ tiền vào.
 
Khoản nợ lớn đã được vay để tài trợ cho các chương trình kích thích của các chính phủ có thể gây rủi ro và sẽ phải được hoàn trả.
 
Điều gây lo ngại là số tiền kích thích hàng nghìn tỷ USD sẽ làm gia tăng lạm phát, khiến các chính phủ và các ngân hàng trung ương phải dừng hỗ trợ, tăng lãi suất, có thể khiến sự bùng nổ của các thị trường kết thúc./.