15h00
Về cuối phiên giao dịch, đà hồi phục của thị trường tiếp tục diễn ra, trong đó, HNX-Index đã lấy lại được sắc xanh còn VN-Index và UPCoM-Index chỉ giảm nhẹ. SHB cuối phiên đóng cửa ở mức giá trần 19.500 đồng/cp và khớp lệnh lên đến 79,87 triệu cổ phiếu.
Chốt phiên, VN-Index giảm 0,89 điểm (-0,08%) xuống 1.162,21 điểm. Toàn sàn có 122 mã tăng, 339 mã giảm và 47 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,77 điểm (1,41%) lên 70,96 điểm. Toàn sàn có 102 mã tăng, 102 mã giảm và 71 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,53 điểm (-0,66%) xuống 79,85 điểm.
Thanh khoản thị trường cao hơn so với phiên trước, tổng khối lượng giao dịch đạt 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 20.169 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 18.600 tỷ đồng, riêng sàn HoSE khớp lệnh 14.200 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng 283 tỷ đồng ở sàn HoSE. Các mã CTG, MBB, VIC, VNM... đều bị khối ngoại bán ròng mạnh.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h20
Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục có sự hồi phục và điều này giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của VN-Index. HPG tăng 2,4%, VJC tăng 1,9%, ACB tăng 0,9%...
VN-Index hiện còn giảm 5,81 điểm (-0,5%) xuống 1.157,29 điểm. HNX-Index giảm 0,9 điểm (-0,34%) xuống 266,29 điểm. UPCoM-Index giảm 1,15 điểm (1,43%) xuống 79,23 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 14,64 điểm (-1,26%) xuống 1.148,46 điểm. Toàn sàn có 58 mã tăng, 407 mã giảm và 36 mã đứng giá. HNX-Index giảm 1,88 điểm (-0,7%) xuống 265,31 điểm. Toàn sàn có 46 mã tăng, 171 mã giảm và 49 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 1,62 điểm (-2,02%) xuống 78,76 điểm.
Thanh khoản trên thị trường phiên sáng nay cao hơn cùng thời điểm phiên hôm qua. Tổng khối lượng giao dịch đạt 765 triệu cổ phiếu, trị giá 15.300 tỷ đồng, trong đó giá trị khớp lệnh chiếm 14.500 tỷ đồng, riêng sàn HoSE là hơn 11.200 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng hơn 350 tỷ đồng trên sàn HoSE và tập trung vào các cổ phiếu như CTG, VIC, MBB, VHM...
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
11h29
Trong lúc thị trường gặp khó khăn, SHB bất ngờ khớp lệnh hơn 10 triệu cổ phiếu chỉ trong vòng chưa đầy 1 phút (11h28) và điều này giúp SHB tăng trần lên 19.500 đồng.
11h03
Áp lực bán lại bị đẩy lên mức rất cao và khiến hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn lao dốc, trong đó, PVS giảm đến 7,2% xuống 20.600 đồng/cp, GVR giảm sàn xuống 25.700 đồng/cp, PVD giảm 6% xuống 20.400 đồng/cp. Bên cạnh đó, KDC giảm 5,3%, BAB giảm 4,7%, VRE giảm 4,1%, BVH giảm 3,4%...
VN-Index hiện giảm 25,32 điểm (-2,18%) xuống 1.138,78 điểm. HNX-Index giảm 7,93 điểm (-2,97%) xuống 259,26 điểm. UPCoM-Index giảm 2,05 điểm (-2,55%) xuống 78,33 điểm.
9h51
DXG giảm 3,3% xuống 23.200 đồng/cp. Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) quyết định đưa cổ phiếu của Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) vào diện cảnh báo kể từ ngày 31/3 do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2020 là âm 495,74 tỷ đồng.
9h35
Áp lực bán mạnh tiếp tục xuất hiện ngay từ đầu phiên giao dịch ngày 26/3 và khiến nhiều cổ phiếu trụ cột giảm giá, các chỉ số vì vậy cũng lùi xuống dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, một số cổ phiếu lớn bất ngờ tăng mạnh và điều này giúp nâng đỡ thị trường chung, VN-Index nhanh chóng lấy lại được sắc xanh.
VIC và HPG là 2 nhân tố chính giúp kéo VN-Index lên trên mốc tham chiếu. VIC tăng 1,5% lên 112.100 đồng/cp, còn HPG tăng 2,4% lên 46.100 đồng/cp. Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT về các nội dung trình ĐHĐCĐ thường niên 2021.Cụ thể, HĐQT dự kiến trình cổ đông kế hoạch doanh thu 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 18.000 tỷ đồng; cùng tăng 33% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức dự kiến 30%.
HĐQT trình phương án chia cổ tức cho năm 2020 tỷ lệ 35% gồm 5% tiền mặt và 30% cổ phiếu. Thời gian thực hiện quý II – III. Năm 2019, doanh nghiệp chia cổ tức tỷ lệ 25% và lên kế hoạch cho năm 2020 chỉ ở mức 20%.
Bên cạnh đó, các mã như SHB, VIB, STB, VCG... cũng đồng loạt tăng giá.
Ở chiều ngược lại, KDC, BCM, MSN, GAS, GVR, SAB... vẫn chìm trong sắc đỏ và tác động không tốt đến đường đi của VN-Index.
Hiện tại, VN-Index tăng 1,23 điểm (0,11%) lên 1.164,33 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 84,2 triệu cổ phiếu, trị giá 2.000 tỷ đồng. HNX-Index giảm 1,05 điểm (-0,39%) xuống 266,14 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 21,9 triệu cổ phiếu, trị giá 290 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (-0,14%) xuống 80,27 điểm.
Thị trường chứng khoán tiếp tục gặp khó trong phiên giao dịch ngày 25/3 trước áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu trụ cột. Tuy nhiên, nhờ lực đỡ của một vài mã lớn nên VN-Index kết phiên vẫn giữ được sắc xanh nhẹ. Khối ngoại chấm dứt chuỗi 24 phiên bán ròng liên tiếp trên HoSE bằng việc mua ròng trở lại 267 tỷ đồng sau 24 phiên bán ròng liên tiếp, tuy nhiên, nếu chỉ tính giao dịch khớp lệnh thì khối ngoại sàn này vẫn bán ròng lên đến 561 tỷ đồng.
Chứng khoán BIDV (BSC) duy trì nhận định VN-Index có thể tích lũy trong vùng 1.160-1.180 điểm.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN) cho rằng VN-Index có thể sẽ giằng co dưới ngưỡng 1.180 điểm và có thể chưa xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ 1.150 điểm trong vài phiên tới.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 25/3, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 199,42 điểm, tương đương 0,62%, lên 32.619,48 điểm. S&P 500 tăng 20,38 điểm, tương đương 0,52%, lên 3.909.52 điểm. Nasdaq tăng 15,79 điểm, tương đương 0,12%, lên 12.977,68 điểm.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương diễn biến trái chiều trong phiên 25/3. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,22%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 1,14% trong khi Topix tăng 1,4%. Thị trường Trung Quốc trái chiều với Shanghai Composite giảm 0,1% còn Shenzhen Composite tăng 0,103%. Hang Seng của Hong Kong giảm 0,07%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,4%. ASX 200 của Australia tăng 0,17%.
Giá dầu lại ‘bốc hơi’ 4% do lo ngại lực cầu suy giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 2,46 USD, tương đương 3,8%, xuống 61,95 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,62 USD, tương đương 4,3%, xuống 58,56 USD/thùng.