• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:09:37 CH - Mở cửa
Những cái tên mới trong câu lạc bộ '3 chữ số'
Nguồn tin: Người đồng hành | 27/05/2021 10:00:46 SA
Danh sách cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất sàn chứng khoán ghi nhận nhiều cái tên mới như PNJ, NVL, DHC, VHM hay DGW
Hiện VCFRAL là 2 cổ phiếu dẫn đầu về thị giá khi vượt mốc 200.000 đồng/cp.
Một số cổ phiếu rời khỏi danh sách "3 chữ số" đáng chú ý như VNM, DHG, CTR, VTP.
 
Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động tích cực trong những tháng đầu năm, chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử hơn 1.300 điểm. Trong sự sôi động đó không ít cổ phiếu đã xác lập vùng đỉnh mới, nhiều mã chứng khoán vào câu lạc bộ "3 chữ số" với thị giá trên 100.000 đồng/cp.
 
Những “gương mặt” mới
 
Câu lạc bộ 3 chữ số đang được mở rộng với nhiều cái tên mới. Đáng chú ý như Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ) lần đầu vào danh sách từ ngày 21/5 và hiện có thị giá 101.800 đồng/cp, tương đương với giá trị vốn hóa 23.150 tỷ đồng.
 
Nhà bán lẻ trang sức này đang có những tín hiệu tốt trong kinh doanh. Trong 4 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt trên 9.000 tỷ và lãi ròng 598 tỷ đồng, tăng lần lượt 64% và 95% một phần do mức nền thấp của năm 2020. PNJ cũng đang triển khai chiến lược đa thương hiệu khi vừa hợp tác bán các sản phẩm vòng tay của đối tác Pandora.
 
Cổ phiếu Đông Hải Bến Tre (HoSE: DHC) cũng mới vượt mức trên vào ngày 10/5 và hiện có giá 104.000 đồng/cp, tương đương với giá trị vốn hóa thị trường hơn 5.800 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh tăng trưởng bằng lần và thu hút các quỹ ngoại giúp cổ phiếu ngành giấy này thăng hoa.
 
Ngày 14/4, Novaland (HoSE: NVL) lần đầu tiên cán mốc 100.000 đồng/cp và tiếp tục vươn lên 133.500 đồng/cp như hiện tại, tăng 118% so với thời điểm đầu năm. Giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 155.000 tỷ đồng.
 
Với đà tăng trên, Chủ tịch HĐQT Bùi Thành Nhơn - người hiện sở hữu gần 233,9 triệu cổ phiếu NVL có giá trị khoảng 31.225 tỷ đồng, trở thành người giàu thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đứng sau Chủ tịch Vingroup ông Phạm Nhật Vượng và Chủ tịch Hòa Phát ông Trần Đình Long.
 
Một cổ phiếu ngành dược là Vắc xin và Sinh phẩm Nha Trang (UPCoM: BIO) có chuỗi tăng trần ấn tượng 14 phiên liên tiếp lên 140.100 đồng/cp, gấp gần 15 lần so với đầu năm. Đà tăng của BIO đến sau khi cổ đông chi phối Dược phẩm Bến Tre bán ra toàn bộ 51% cổ phần ở mức giá chỉ khoảng 16.000 đồng/cp. Ngược lại tân Chủ tịch HĐQT Lê Đình Phan và Ủy viên HĐQT Nguyễn Thị Kim Chung mua thêm cổ phần.
 
Một số cổ phiếu khác cũng lần đầu lọt danh sách cổ phiếu “đắt đỏ” nhất sàn chứng khoán trong năm nay như Dược phẩm Trung ương 3 (HNX: DP3) xuất hiện từ ngày 25/1 hay tương tự cổ phiếu Digiworld (HoSE: DGW) có mặt từ ngày 1/3.

 
*Màu xanh: lần đầu lọt vào top thị giá 100.000 đồng/cp trong năm 2021.
 
2 cổ phiếu đắt giá nhất
 
Danh sách những cổ phiếu đắt đỏ nhất sàn chứng khoán chỉ còn 2 mã chứng khoán có thị giá trên 200.000 đồng/cp đó là VinaCafé Biên Hòa (HoSE: VCF) và Bóng đèn phích nước Rạng Đông (HoSE: RAL).
 
VCF hiện là cổ phiếu có thị giá cao nhất sàn chứng khoán với mức 233.000 đồng/cp, vị thế này đã duy trì nhiều năm nhờ tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu luôn ở mức cao cũng như duy trì mức chia cổ tức tiền mặt hấp dẫn hàng trăm phần trăm mỗi năm.
 
Điển hình như năm 2020, công ty có doanh thu thuần giảm 6% về gần 2.900 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn cao kỷ lục 721 tỷ đồng, tăng trưởng 6%. Kết quả này chủ yếu nhờ hoạt động chung trong hệ thống của Masan Group, từ đó tạo ra lợi thế về giá vốn và chi phí bán hàng.
 
Cổ phiếu RAL tăng ấn tượng 66% từ đầu năm lên 226.000 đồng/cp để trở thành cổ phiếu đắt giá thứ 2 trên sàn chứng khoán, giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 2.700 tỷ đồng.
 
Sau sự cố cháy nhà máy năm 2019 khiến công ty bị lỗ 36 tỷ đồng trong quý IV/2019, cổ phiếu RAL từng có thời điểm đó rơi mạnh xuống dưới 60.000 đồng/cp. Tuy nhiên kết quả kinh doanh phục hồi ngay sau đó khi doanh thu và lợi nhuận năm 2020 ở mức kỷ lục hơn 4.900 tỷ và 336 tỷ đồng. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) đạt 18.058 đồng.
 
Cổ phiếu Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) đang gây thất vọng khi lao dốc về 177.000 đồng/cp, giảm 38% so với đầu năm. Mã chứng khoán này từng đạt đỉnh gần 300.000 đồng/cp để trở thành mã chứng khoán có thị cao nhất thị trường hồi đầu năm.
 
Cổ phiếu Bến xe Miền Tây (HNX: WCS) cũng rớt khỏi top thị giá 200.000 đồng/cp do những khó khăn trong hoạt động kinh doanh vận tải bởi dịch Covid-19. Mã này từng đạt đỉnh 228.500 đồng/cp hồi cuối tháng 3 nhưng hiện chỉ còn 197.000 đồng/cp. 
 
Những cái tên rời câu lạc "3 chữ số"
 
Thị trường chung biến động tích cực nhưng một số cổ phiếu riêng lẻ lại có diễn biến trái ngược. Đáng chú ý nhất là Vinamilk (HoSE: VNM) rơi về vùng giá 91.000 đồng/cp, giảm hơn 15% so với đầu năm. Giá trị vốn hóa còn hơn 190.000 tỷ đồng, lần lượt bị Hòa Phát và VietinBank vượt qua.
 
Cổ phiếu ngành sữa này bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất từ đầu năm với gần 65 triệu cổ phiếu, tương ứng với giá trị khoảng 6.400 tỷ đồng. Vinamilk đang gặp những áp lực rất lớn về động lực tăng trưởng khi ngành sữa dần bão hòa, các hướng đi M&A và mở rộng thị trường xuất khẩu chưa tạo ra nhiều tăng trưởng.
 
Năm 2021, công ty sữa đầu ngành đặt mục tiêu doanh thu tăng 4% lên 62.160 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế lại đi ngang ở 11.240 tỷ đồng. Báo cáo quý I cho thấy biên lợi nhuận gộp giảm sâu về 43,6% - mức thấp nhất 4 năm qua, lợi nhuận sau thuế giảm hơn 6% về gần 2.600 tỷ đồng.
 
Cổ phiếu Dược Hậu Giang (HoSE: DHG) cũng rời danh sách top thị giá 3 chữ số khi chỉ còn 95.000 đồng/cp, tương ứng với giá trị vốn hóa hơn 12.400 tỷ đồng. Cổ phiếu ngành dược khác là Thuốc thú y Trung Ương Navetco (UPCoM: VET) cũng rơi về 82.900 đồng/cp.
 
Nhóm Viettel cũng đang giảm giá sâu. Cổ phiếu Công trình Viettel (UPCoM: CTR) giảm về 83.400 đồng/cp, so với mức đỉnh 102.000 đồng (ngày 12/3). Tương tự cổ phiếu Bưu chính Viettel (UPCoM: VTP) giảm mạnh còn 93.100 đồng/cp so, mất 20% giá trị so với vùng đỉnh 116.500 đồng/cp hồi đầu năm.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức