15h00
Nhiều cổ phiếu ngân hàng như VPB, LPB, SHB... lao dốc mạnh đã tác động xấu đến thị trường chung. Trong đó, VPB giảm đến 6,2% xuống còn 66.500 đồng/cp, LPB giảm 5,5% xuống 29.000 đồng/cp, SHB giảm 4,1% xuống 28.000 đồng/cp.
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 5,64 điểm (0,41%) lên 1.367,36 điểm. Toàn sàn có 183 mã tăng, 198 mã giảm và 63 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,72 điểm (-0,22%) xuống 318,29 điểm. Toàn sàn có 83 mã tăng, 118 mã giảm và 168 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,05%) lên 88,87 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên 3 sàn đạt 32.500 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 28.600 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 96 tỷ đồng trên sàn HoSE.
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
13h20
Đà tăng của các chỉ số được nới rộng hơn khi lực cầu dâng cao và giúp kéo hàng loạt cổ phiếu trụ cột tăng giá mạnh, trong đó, GVR được kéo lên mức giá trần 31.800 đồng/cp, ACB đi ngược lại so với nhiều cổ phiếu ngân hàng khác khi tăng 5,3% lên 35.900 đồng/cp, tương tự, HDB cũng tăng 3,4% lên 35.350 đồng/cp. Các mã như SAB, VHM, VRE, VIC... cũng đua nhau tăng giá.
VN-Index hiện tăng 9,96 điểm (0,73%) lên 1.371,68 điểm. HNX-Index tăng 2,09 điểm (0,66%) lên 321,1 điểm. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,18%) lên 88,99 điểm.
11h30
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 4,8 điểm (0,35%) lên 1.366,52 điểm. Toàn sàn có 157 mã tăng, 204 mã giảm và 70 mã đứng giá. HNX-Index tăng 0,83 điểm (0,26%) lên 319,84 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng, 123 mã giảm và 179 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%) xuống 88,82 điểm.
HDB là điểm sáng của dòng ngân hàng khi tăng 2.9% mạnh nhất ngành với sự hưởng ứng mạnh mẽ từ nhà đầu tư trong nước. Mới đây CTCK Bản Việt nhận định năm 2021 HDBank có thể đạt lợi nhuận trước thuế 7.700 tỷ, tăng 32% so với 2020, vượt kế hoạch đề ra.
Tổng giá trị giao dịch trong phiên sáng nay đạt 20.300 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 17.500 tỷ đồng (cao hơn mức 17.000 tỷ đồng ở phiên sáng hôm qua).
Khối ngoại mua ròng khoảng 90 tỷ đồng trên sàn HoSE trong phiên sáng.
Diến biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
10h37
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang chịu áp lực bán rất mạnh, trong đó, VPB giảm đến 5,5%, SSB giảm 4,7%, LPB giảm 3,4%, STB giảm 2,1%, TPB giảm 1,9%...
Hiện tại, VN-Index giảm 5,06 điểm (-0,37%) xuống 1.356,66 điểm. HNX-Index giảm ,99 điểm (-0,31%) xuống 318 điểm. UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,25%) xuống 88,61 điểm.
9h30
Đà tăng của nhiều cổ phiếu lớn được nới rộng thêm nên VN-Index nhanh chóng đảo chiều và nhích lên trên mốc tham chiếu. Hiện tại, VN-Index tăng 1,75 điểm (0,13%) lên 1.363,47 điểm. HNX-Index tăng 1,85 điểm (0,57%) lên 320,82 điểm.
Các cổ phiếu ngành chứng khoán tiếp tục bứt phá, trong đó, HCM tăng 5,6%, VND tăng 4,1%, FTS tăng 3,6%, MBS tăng 3,3%, CTS tăng 3,1%, SSI tăng 2,3%. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền để SSI thực hiện chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 10%. Thời gian thanh toán 15/7/2021.
9h28
Ngay từ đầu phiên giao dịch, áp lực bán mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn xuất hiện và điều này đẩy các chỉ số đi xuống, trong đó, các cổ phiếu ngân hàng như SSB, VPB, LPB, STB, VIB, MBB, BID, ACB... đều chìm trong sắc đỏ.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như SAB, HPG, BVH, FPT, VNM...cũng giảm giá và gây áp lực lớn lên chỉ số chính VN-Index.
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn vẫn duy trì được đà tăng và góp phần nâng đỡ thị trường chung. Trong đó, GVR tăng 2,2%, KDC tăng 1,5%, VHM tăng 1,5%, VRE tăng 1,4%, CTG tăng 1%...
Hiện tại, VN-Index giảm 0,4 điểm (-0,03%) xuống 1.361,32 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 55,6 triệu cổ phiếu, trị giá 2.087 tỷ đồng. HNX-Index tăng 1,15 điểm (0,36%) lên 320,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16,4 triệu cổ phiếu, trị giá 532 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,16 điểm (0,18%) lên 88,99 điểm.
Thị trường chứng khoán tiếp tục đi lên trong phiên 15/6 trước sự bứt phá của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm cổ phiếu chứng khoán gây bất ngờ khi đồng loạt bứt phá, trong khi đó, sự điều chỉnh của nhóm ngân hàng đã gây ra trở ngại đáng kể cho đà tăng của các chỉ số.
Khối ngoại giao dịch tiêu cực trở lại khi bán ròng 165 tỷ đồng trên toàn thị trường nhưng phần lớn là bán chứng chỉ quỹ ETF FUEVFVND.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng VN-Index có thể xuất hiện nhịp rung lắc khi tiếp cận khu vực đỉnh lịch sử trong những phiên tiếp theo.
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng TTCK vẫn chưa có dấu hiệu suy yếu hoặc trở ngại cho việc tiến lên những vùng cao hơn.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Chốt phiên 14/6, Dow Jones giảm, Nasdaq và S&P 500 tăng. Dow Jones giảm 85,85 điểm, tương đương 0,25%, xuống 34.393,75 điểm. S&P 500 tăng 7,71 điểm, tương đương 0,18%, lên 4.255,15 điểm, vượt đỉnh lịch sử 4.247,44 điểm thiết lập hôm 11/6. Nasdaq tăng 104,72 điểm, tương đương 0,74%, lên 14.174,14 điểm, vượt đỉnh 14.138,78 điểm thiết lập hôm 26/4.
Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trái chiều trong phiên 14/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,15%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,74% còn Topix tăng 0,29%. Số liệu công bố hôm nay cho thấy sản lượng công nghiệp tháng 4 của Nhật Bản, sau khi điều chỉnh theo yếu tố mùa vụ, tăng 2,9% so với tháng trước đó. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,09%. Thị trường Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Australia nghỉ lễ.
Thép tăng ‘nóng’ ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của kinh tế thế giới. Nhu cầu tiêu thụ thép điên cuồng tới nỗi các nhà máy sản xuất tại Mỹ phải dừng nhận đơn hàng trong vài tuần gần đây, theo Dan DeMare, giám đốc bán hàng của Heidtman Steel Products Inc. Ông cho biết các nhà máy có thể sẽ không nhận đơn hàng mới cho tới cuối mùa hè để có thể giải quyết các công việc tồn đọng.
Chốt phiên 14/6, giá dầu Brent tăng, WTI giảm. Giá dầu Brent tương lai tăng 17 cent lên 72,86 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 73,64 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 4/2019. Giá dầu WTI tương lai giảm 3 cent xuống 70,88 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 71,78 USD/thung, cao nhất kể từ tháng 10/2018.