• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 7:13:57 CH - Mở cửa
Giá trị khớp lệnh trên HoSE vượt 29.000 tỷ đồng, VN-Index tăng gần 10 điểm
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/06/2021 12:00:00 CH
15h00
 
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 9,77 điểm (0,72%) lên 1.374,05 điểm. Toàn sàn có 224 mã tăng, 193 mã giảm và 44 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,19 điểm (-0,06%) xuống 329,76 điểm. Toàn sàn có 107 mã tăng, 109 mã giảm và 61 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,08 điểm (-0,09%) xuống 90,59 điểm.
 
Thanh khoản thị trường tiếp tục đạt kỷ lục với tổng khối lượng giao dịch vượt 1,3 tỷ cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch ở mức 38.500 tỷ đồng, riêng giao dịch khớp lệnh đạt 36.100 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh sàn HoSE tiếp tục vươn lên mức cao mới với gần 29.180 tỷ đồng. Tương tự, giá trị khớp lệnh sàn UPCoM cũng đạt kỷ lục 2.300 tỷ đồng. Trong khi đó, giá trị khớp lệnh sàn HNX giảm so với phiên trước xuống còn 4.600 tỷ đồng.
 
Khối ngoại bán ròng gần 1.500 tỷ đồng trên sàn HoSE, tập trung mạnh vào 2 mã MBB và HPG.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
14h30
 
Giá trị khớp lệnh trên HoSE đã vượt mốc 29.000 tỷ đồng - đây tiếp tục là mức kỷ lục của TTCK. Hiện tại, VN-Index tăng 8,76 điểm (0,64%) lên 1.373,04 điểm. 
 
Như vậy, dường như việc các công ty chứng khoán chặn tính năng hủy/sửa lệnh phần nào giúp giá trị khớp lệnh của HoSE tiếp tục được nâng cao.
 
14h00
 
Dù áp lực bán là lớn nhưng lực cầu vẫn tỏ ra rất "khỏe" chính điều này giúp nhiều cổ phiếu lớn tiếp tục tăng mạnh, trong đó, nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt tăng mạnh. Hiện tại, PVS tăng 9,3%, PVC tăng 8,8%, PVD được kéo lên mức giá trần, PXS tăng 5,8%...
 
Nhóm cổ phiếu ngành y tế và dược phẩm đồng loạt bứt phá, trong đó, rất nhiều mã được kéo lên mức giá trần như YTC, CDP, BIO, DP1, DVN, ...

 
Các cổ phiếu ngành y tế, dược phẩm tăng trần. Nguồn: VNDirect.
 
Hiện tại, VN-Index tăng 5,97 điểm (0,44%) lên 1.370,25 điểm. HNX-Index giảm 0,93 điểm (0,28%) xuống 329,02 điểm. UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (-0,45%) xuống 90,26 điểm.
 
11h30
 
Về cuối phiên sáng, áp lực bán dâng cao khiến nhiều cổ phiếu lớn giảm giá và điều này kéo các chỉ số lùi xuống dưới mốc tham chiếu, trong đó các mã như SHB, VND, VCB, LPB, BCM, VCS, STB... đồng loạt giảm sâu. SHB giảm đến 2,2%, VCB giảm 2%, STB giảm 1,8%.
 
Bên cạnh đó, đà tăng của nhiều cổ phiếu lớn khác cũng bị suy yếu đi đáng kể nên lực đỡ đến các chỉ số là khiêm tốn.
 
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 2,86 điểm (-0,21%) xuống 1.361,42 điểm. Toàn sàn có 181 mã tăng, 232 mã giảm và 39 mã đứng giá. HNX-Index giảm 4,11 điểm (-1,25%) xuống 325,84 điểm. Toàn sàn có 68 mã tăng, 122 mã giảm và 72 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 0,68 điểm (-0,75%) xuống 89,99 điểm.
 
Tổng khối lượng giao dịch đạt 803 triệu cổ phiếu, trị giá 22.400 tỷ đồng, trong đó, giao dịch khớp lệnh chiếm 21.800 tỷ đồng. Khối ngoại vẫn bán ròng đến 640 tỷ đồng trên HoSE, trong đó, MBB bị bán ròng mạnh nhất với 360 tỷ đồng, tiếp sau đó, HPG bị bán ròng 260 tỷ đồng.

 
Diễn biến giao dịch khối ngoại sàn HoSE. Nguồn: FireAnt.
 
10h58
 
Hàng loạt cổ phiếu lớn vẫn giao dịch tích cực và giúp giữ được sắc xanh của VN-Index, trong đó, VRE tăng đến 6,2% lên 32.400 đồng/cp và khớp lệnh 9,3 triệu cổ phiếu. GVR tăng 5,3% lên 30.000 đồng/cp. TPB tăng 3,3% lên 39.500 đồng/cp. BVH tăng 4% lên 57.100 đồng/cp. MBB tăng 2,6% lên 42.200 đồng/cp.
 
Tuy vậy, áp lực trên thị trường vẫn chưa có phần suy giảm, các mã như VPB, CTD, MSN, HVN, VCS, MWG... vẫn đồng loạt giảm giá.
 
VN-Index hiện tăng 5,85 điểm (0,43%) lên 1.370,13 điểm. HNX-Index giảm trở lại 0,82 điểm -0,25%) xuống 329,13 điểm. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,3%) xuống 90,4 điểm.
 
9h50
 
Thị trường mở cửa phiên giao dịch ngày 4/6 tiếp tục ghi nhận sự tích cực ở nhiều nhóm cổ phiếu. Các chỉ số đều được kéo lên trên mốc tham chiếu nhờ vào việc nhiều cổ phiếu lớn tăng giá. Trong đó, GVR tăng 3,5%, BVH tăng 1,8%, CTG tăng 1,7%, VRE tăng 1,5%, VHM tăng 1,2%.
 
Tuy nhiên, sắc đỏ cũng đã bao trùm một số cổ phiếu lớn như VPB, GAS, HVN, LPB, MSN... nên áp lực tạo ra cho các chỉ số vẫn là khá lớn.
 
VN-Index tăng 2,49 điểm (0,18%) lên 1.366,77 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 146 triệu cổ phiếu, trị giá 4.050 tỷ đồng. HNX-Index tăng 0,03 điểm (0,01%) lên 391,98 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 44,4 triệu cổ phiếu, trị giá 1.050 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,1%) lên 90,76 điểm.
 
Thị trường chứng khoán tiếp tục giao dịch bùng nổ trong phiên 3/6 với thanh khoản lập kỷ lục. VN-Index tiếp tục đi lên mức cao mới với sự hỗ trợ của nhóm ngân hàng và chứng khoán. 
 
Tuy nhiên, điểm tiêu cực của thị trường vẫn là dòng vốn ngoại duy trì trạng thái bán ròng mạnh với hơn 1.100 tỷ đồng, trong đó vẫn "xả" mạnh cổ phiếu HPG.
 
Chứng khoán BIDV (BSC) và Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng VN-Index có khả năng xuất hiện nhịp điều chỉnh trong phiên giao dịch cuối tuần. 
 
Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục cơ cấu danh mục hợp lý, ưu tiên những cổ phiếu đang có diễn biến tích cực và thu hút dòng tiền.
 
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
 
Chốt phiên 3/6, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều giảm. Dow Jones giảm 23,34 điểm, tương đương 0,07%, xuống 34.577,04 điểm. S&P 500 giảm 15,27 điểm, tương đương 0,36%, xuống 4.192,85 điểm. Nasdaq giảm 141,82 điểm, tương đương 1,03%, xuống 13.614,51 điểm.
 
Các thị trường chứng khoán châu Á trái chiều trong phiên 3/6. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 0,13%. Tại Nhật Bản, Nikkei 225 tăng 0,39% còn Topix tăng 0,84%. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,36%, Shenzhen Component giảm 0,651%. Hang Seng của Hong Kong giảm sâu nhất khu vực, mất 1,13%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 0,72%. ASX 200 của Australia tăng 0,59%.
 
Số liệu từ các sàn chứng khoán ở Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ cho thấy khối ngoại bán ròng 12,05 tỷ USD cổ phiếu khu vực, cao nhất kể từ tháng 3/2020.
 
Chốt phiên 3/6, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 4 cent xuống 71,31 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2 cent xuống 68,81 USD/thùng.