• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.245,81 +11,11/+0,90%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:35:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.245,81   +11,11/+0,90%  |   HNX-INDEX   223,95   +1,70/+0,76%  |   UPCOM-INDEX   92,12   +0,30/+0,33%  |   VN30   1.303,28   +11,34/+0,88%  |   HNX30   477,00   +5,26/+1,12%
26 Tháng Mười Một 2024 10:40:41 SA - Mở cửa
BSC - VN-Index hướng về ngưỡng 1.400 điểm trong tháng 6
Nguồn tin: Người đồng hành | 04/06/2021 12:50:13 CH
BSC dự báo GDP có thể tăng 6,2% ở kịch bản cơ sở và 7,1% theo kịch bản tích cực. 
BSC điều chỉnh CPI cuối quý II  xuống mức 2,9%-3,1%, tương ứng với mức CPI trung bình từ 1,57%-1,60% do giá các loại hàng hóa lương thực tăng thấp hơn so với dự đoán.
BSC đưa ra 2 kịch bản cho VN-Index là duy trì đà tăng hướng về ngưỡng 1.400 điểm hoặc dao động tích lũy trong khu vực 1.270-1.350 điểm.
 
Báo cáo vĩ mô và thị trường tháng 5 của Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng vĩ mô trong nước có triển vọng kém tích cực trong bối cảnh dịch bệnh chưa thể kiểm soát. Theo đó, lượng doanh nghiệp dừng kinh doanh dài hạn tăng 20,7% so với cùng kỳ, giải thể tăng 32,3%. Lượng ngừng hoạt động kinh doanh trong dài hạn gia tăng phản ánh tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với triển vọng hồi phục trong 2021, bối cảnh đợt bùng phát mới nhất chưa thể kiểm soát.

 
Nguồn: BSC.
 
BSC dự báo GDP có thể tăng 6,2% ở kịch bản cơ sở và 7,1% theo kịch bản tích cực. Với dự báo tiêu cực nếu dịch bệnh kéo dài trong khi tiếp cận nguồn cung vaccine khó khăn, GDP chỉ tăng 5,5%.

 
Nguồn: BSC.
 
Thương mại, dịch vụ tăng lần lượt 7,8% và 10,9%. Theo BSC, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho thấy tác động tiêu cực nhất định đối với nhu cầu tiêu dùng. Nghị quyết 53/NQ-CP và quyết định 779/QĐ-TTg tạo cơ chế để huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiếp cận vaccine Covid-19. Tuy vậy, cung vaccine hạn chế tiếp tục là trở ngại lớn, tác động tiêu cực tới triển vọng phục hồi của tiêu dùng.
 
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đối với khu vực sản xuất. Dịch bệnh chưa được kiểm soát, cùng giá hàng hóa (dầu thô, sắt, thép) neo tại mức cao, tiếp tục là yếu tố tác động tiêu cực tới triển vọng trong ngắn hạn.
 
Trong năm tháng đầu 2021, tình hình giải ngân tăng 14,2% (tương đương 28,7% kế hoạch trong 2021). Giá vật liệu tăng nhanh chóng, tác động một phần tới tiến độ. Tuy vậy, bối cảnh lĩnh vực sản xuất tiêu dùng còn yếu kém, giải ngân tiếp tục được kỳ vọng là trụ cột nâng đỡ kinh tế, ước đạt 485.636 tỷ đồng (bằng 101,7% dự toán 2021).
 
Lũy kế hết tháng 5, FDI thực hiện ước tăng 6,7%. FDI đăng ký tăng 16,4%. Vốn cấp mới tăng 18,6%. Vốn tăng thêm tăng 11,7%. Tình hình vốn đầu tư FDI là tương đối tích cực trong bối cảnh dịch bùng phát một lần nữa tại Việt Nam. Tuy vậy, dịch bệnh kéo dài vẫn có thể gây tác động tiêu cực lên dòng vốn trong nửa cuối năm 2021.
 
CPI tháng 5/2020 tăng 2,90% so với cùng kỳ với mức CPI trung bình lũy kế tương ứng là 1,30% chủ yếu do nhóm giao thông tăng mạnh nhờ giá dầu ở mức cao so với cùng kỳ năm ngoái. BSC điều chỉnh CPI cuối quý II  xuống mức 2,9%-3,1%, tương ứng với mức CPI trung bình từ 1,57%-1,60% do giá các loại hàng hóa lương thực tăng thấp hơn so với dự đoán.

 
Nguồn: BSC.
 
VN-Index có thể duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm trong tháng 6
 
Về dự báo thị trường chứng khoán tháng 6, BSC đưa ra 2 kịch bản. Kịch bản thứ nhất, VN-Index duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Dòng tiền từ các quỹ ngoại quay trở lại đồng thời các nhà đầu tư mới trong nước tiếp tục tham gia vào thị trường. Diễn biến về việc lây nhiễm mới không quá tiêu cực và làn sóng Covid thứ 4 được đẩy lùi.
 
Kịch bản thứ 2, VN-Index dao động tích lũy trong khu vực 1.270-1.350 điểm nếu diễn biến thị trường thế giới bước vào giai đoạn đi ngang, dịch bệnh trong nước chưa được kiểm soát hoàn toàn và khối ngoại duy trì trạng thái rút ròng vốn. Hai kịch bản được đánh giá là có xác suất xảy ra tương đương nhau. Với kịch bản VN-Index đạt 1.350 điểm vào cuối tháng 6, dự báo vốn hóa tăng 1,5%.
 
 
Nguồn: BSC.
 
BSC cho biết, P/E cuối tháng 5 ở mức 18,1, giữ nguyên so với tháng trước, cao hơn 10,16% so với P/E bình quân 5 năm (16,43 lần) dù vậy vẫn khá thấp so với khu vực châu Á. P/E VN-Index dự báo tăng lên mức 18,4 trong tháng 6.