IMF nhấn mạnh: 'Kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 trong vị thế thấp hơn nhiều so với tính toán trước đây', IMF nói nhiều đến những rủi ro suy giảm gây bất ngờ tính từ khi có biến chủng Omicron xuất hiện.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay và năm sau khi mà số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao, các vấn đề của chuỗi cung ứng ngày một tệ hại hơn và lạm phát cao gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế.
Theo CNBC, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mới được công bố vào ngày thứ Ba, IMF cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ yếu đi từ mức 5,9% của năm 2021 xuống còn 4,4% trong năm 2022, mức tăng trưởng này như vậy thấp hơn khoảng nửa điểm phần trăm so với tính toán gần nhất.
IMF nhấn mạnh: “Kinh tế toàn cầu bước vào năm 2022 trong vị thế thấp hơn nhiều so với tính toán trước đây”, IMF nói nhiều đến những rủi ro suy giảm gây bất ngờ tính từ khi có biến chủng Omicron xuất hiện làm tăng biến động trên thị trường.
IMF hạ dự báo tăng trưởng GDP 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới bao gồm Mỹ và Trung Quốc.
Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 4,0% trong năm 2022, cao hơn 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đây khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) rút đi các biện pháp kích thích chính sách tiền tệ, gián đoạn chuỗi cung ứng tiếp tục tạo ra sức ép lên nền kinh tế. Triển vọng kinh tế tốt hơn cũng khiến cho Tổng thống Barack Obama gặp khó trong việc thông qua gói hỗ trợ tài khóa mới.
Kinh tế Trung Quốc, trong khi đó, được dự báo sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay, giảm 0,8 điểm phần trăm so với tính toán trước đó trong bối cảnh chính sách không COVID-19 của nước này gây ra nhiều gián đoạn, ngoài ra, các doanh nghiệp bất động sản nước này cũng đương đầu với nhiều khó khăn tài chính.
Tại nhiều nơi khác, số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng cao kết hợp với lạm phát cao và chi phí giá năng lượng tăng trên toàn cầu đặc biệt gây ra nhiều tác động xấu, đặc biệt tại Brazil, Canada và Mexico.
IMF nói rằng lạm phát cao sẽ vẫn kéo dài trong thời gian lâu hơn so với tính toán ban đầu tuy nhiên khẳng định lạm phát sẽ hạ nhiệt trong khoảng thời gian còn lại của năm khi mà các yếu tố mất cân bằng cung cầu dịu đi trong năm 2022 và chính sách tiền tệ tại các nền kinh tế lớn đảo chiều.
Báo cáo này nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 thêm 0,2 điểm phần trăm lên 3,8%. Tuy nhiên IMF cảnh báo tính toán mới nhất đã tính đến khả năng sẽ có thêm biến chủng COVID-19 mới, và rằng bất kỳ sự phục hồi nào sẽ tùy thuộc vào hoạt động phân phối vaccine và chăm sóc y tế trên toàn cầu.
Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), kinh tế toàn cầu sau giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 đang bắt đầu rơi vào tình trạng suy thoái rõ rệt trong bối cảnh các mối đe dọa mới từ các biến thể COVID-19 và sự gia tăng lạm phát, nợ và bất bình đẳng thu nhập. Điều này có thể sẽ cản trở khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng toàn cầu được dự báo sẽ giảm sâu từ 5,5% năm 2021 xuống 4,1% năm 2022 và 3,2% vào năm 2023 khi các nhu cầu trước đây bị dồn nén giảm đi và các chính sách hỗ trợ tài khóa và tiền tệ sẽ thu hẹp lại trên toàn thế giới.
Tốc độ lây lan nhanh của biến thể Omicron cho thấy đại dịch có khả năng sẽ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn như Mỹ và Trung Quốc cũng giảm tốc đáng kể, ảnh hưởng đến cầu bên ngoài của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Đến thời điểm chính phủ các nước đang phát triển không còn dư địa chính sách để hỗ trợ kinh tế nếu cần, thì các làn sóng dịch COVID-19 mới, những điểm nghẽn cố hữu trong chuỗi cung ứng, áp lực lạm phát, và tình trạng bất ổn về tài chính leo thang ở nhiều khu vực trên thế giới có thể làm gia tăng nguy cơ “hạ cánh cứng”.
“Nền kinh tế thế giới đang cùng lúc phải đối phó với đại dịch COVID-19, lạm phát và sự bất định của chính sách, trong khi chi tiêu công và chính sách tiền tệ đang trong bối cảnh chưa có tiền lệ. Bất bình đẳng gia tăng và những thách thức về vấn đề an ninh sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đối với các nước đang phát triển. Để hỗ trợ các quốc gia tăng trưởng trong điều kiện thuận lợi cần quốc tế phải hành động đồng bộ và có các biện pháp ứng phó chính sách quốc gia toàn diện,” Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass phát biểu.
Tăng trưởng kinh tế chậm lại sẽ đi kèm với gia tăng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Tốc độ tăng trưởng các nền kinh tế tiên tiến dự kiến sẽ giảm từ 5% năm 2021 xuống còn 3,8% vào năm 2022 và 2,3% vào năm 2023, nếu điều tiết phù hợp tốc độ này sẽ đủ để khôi phục sản lượng và đầu tư ở các nền kinh tế này về mức trước đại dịch.
Tuy nhiên, ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm từ 6,3% năm 2021 xuống 4,6% năm 2022 và 4,4% năm 2023. Đến năm 2023, dự báo tất cả các nền kinh tế tiên tiến có thể khôi phục sản xuất hoàn toàn; tuy nhiên sản xuất ở các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển sẽ vẫn thấp hơn 4% so với mức trước đại dịch. Đối với nhiều nền kinh tế dễ bị tổn thương, khoảng cách này thậm chí còn lớn hơn: sản lượng của các nền kinh tế dễ tổn thương và bị ảnh hưởng bởi xung đột sẽ thấp hơn 7,5% so với xu thế trước đại dịch và sản lượng của các quốc đảo nhỏ sẽ thấp hơn 8,5%.