Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) ngày 20/10 thông báo đã điều chỉnh tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản.
Ngân hàng trung ương Indonesia (BI) ngày 20/10 thông báo đã điều chỉnh tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản. Đây là được cho là giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, giảm sức ép đối với đồng nội tệ rupiah.
Theo một cuộc thăm dò của hãng tin Reuters, 17/30 các chuyên gia kinh tế hàng đầu thế giới đều đưa ra dự báo BI sẽ điều chỉnh lãi suất như hiện nay nhằm cứu vãn sức ép ngày càng gia tăng đối với đồng rupiah. Trong khi đó, 13 nhà kinh tế học còn lại cho rằng BI cũng sẽ tăng lãi suất trong tháng 10/2022, song mức dự báo là chỉ tăng 25 điểm cơ bản.
Theo Thống đốc BI Perry Warjiyo, quyết định này nhằm mục đích đưa lạm phát lõi trở lại trong phạm vi 2,0%-4,0% sớm hơn so với mục tiêu trước đó - trong 6 tháng đầu năm 2023 chứ không phải quý III/2023.
Động thái này cũng phản ánh giá trị cơ bản của đồng rupiah so với sức mạnh của đồng USD. Ông Perry
Warjiyo nhấn mạnh “quyết định tăng lãi suất là một biện pháp tiên phong và hướng tới tương lai nhằm giảm kỳ vọng lạm phát hiện đang quá cao”. Trước đó, hồi tháng 9/2022, BI đã quyết định tăng lãi suất lên 50 điểm cơ bản. Như vậy, trong vòng 2 tháng BI đã tăng lãi suất hai lần, một quyết định lần đầu tiên kể từ năm 2016.
Kể từ tháng 8/2022, BI đã triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ muộn hơn so với ngân hàng trung ương của các nước khác do lạm phát vẫn ở mức ổn định, cùng với đó, giá năng lượng không đổi nhờ trợ cấp của chính phủ. Tuy nhiên, hồi đầu tháng Chín, Chính phủ Indonesia đã tăng trợ cấp giá nhiên liệu, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong 7 năm là 5,95% vào tháng Chín./.