• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.241,97 -0,16/-0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.241,97   -0,16/-0,01%  |   HNX-INDEX   223,09   -0,61/-0,27%  |   UPCOM-INDEX   91,96   -0,10/-0,11%  |   VN30   1.301,06   +1,84/+0,14%  |   HNX30   474,27   -1,53/-0,32%
28 Tháng Mười Một 2024 3:23:13 SA - Mở cửa
Cổ phiếu hàng không khó ‘bay cao’?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 13/12/2022 12:30:23 CH
Tốc độ hồi phục mạnh mẽ hậu Covid, nhất là khi Trung Quốc rục rịch tái mở cửa nền kinh tế đang được đánh giá là động lực quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu hàng không "bay" cao, giúp cổ phiếu nhóm này trở thành tiêu điểm của thị trường trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại.
 
Phiên đầu tuần (12/12), trong khi VN-Index rơi vào điều chỉnh, nhóm cổ phiếu hàng không tiếp tục trở thành tâm điểm với đầu tàu là cổ phiếu HVN (Vietnam Airlines) tăng kịch trần phiên thứ 2 liên tiếp. Theo sau là cổ phiếu AST (Taseco), CIA (dịch vụ sân bay quốc tế Cam Ranh), SAS (dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất)… cũng ghi nhận giao dịch tích cực.
 
Tâm điểm thị trường
 
Trước đó, trong phiên giao dịch cuối tuần 9/12, nhóm cổ phiếu hàng không cũng trở thành điểm sáng với hàng loạt mã tăng mạnh. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu HVN khi tăng kịch trần 6,8% lên 11.750 đồng/cp. Tương tự, cổ phiếu VJC (Vietjet Air) cũng có thời điểm tăng hết biên độ, sau đó thu hẹp xuống chỉ tăng 4,2% lên 111.500 đồng/cp khi chốt phiên.
 
Cùng có diễn biến khởi sắc, các cổ phiếu hàng không khác đều có sắc xanh, như AST tăng sát trần (+6,7%), CIA (+6,1%), SAS (+4,9%), SCS của Dịch vụ hàng hóa Sài Gòn (+2,8%)...

 
Thông tin hỗ trợ từ việc Trung Quốc nối lại các chuyến bay quốc tế và mùa Tết đang tới gần sẽ gia tăng nhu cầu đặt vé của người dân trong nước, tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu hàng không. (Ảnh: Int)
 
Cổ phiếu hàng không nổi sóng trở lại dưới sự dẫn dắt của cổ phiếu HVN diễn ra ngay sau thông tin Vietnam Airlines mở lại đường bay thường lệ tới Trung Quốc sau 3 năm gián đoạn. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, Vietnam Airlines sẽ nối lại 3 đường bay đến Trung Quốc, giữa Tp. Hồ Chí Minh và Quảng Châu, Thượng Hải. Với sự kiện này, Vietnam Airlines đã khôi phục hầu hết điểm đến quốc tế, nâng tổng số chuyến khai thác trên toàn mạng quốc tế của hãng lên hơn 600 chuyến/tuần, tương đương 70% tần suất khai thác trước dịch.
 
Trước đó, từ 6/12, Bamboo Airways cũng mở thêm đường bay Hà Nội – Thiên Tân (1 chuyến/tuần).
 
“Nhóm ngành hàng không, du lịch với thông tin hỗ trợ từ việc Trung Quốc nối lại các chuyến bay quốc tế và mùa Tết đang tới gần sẽ gia tăng nhu cầu đặt vé của người dân trong nước”, ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Chứng khoán Agriseco đánh giá.
 
Ngược thời gian, diễn biến tiêu cực của dịch Covid đã khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp hàng không chìm trong bóng tối, từ đó khiến cổ phiếu nhóm ngành này mất đi sức hút. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm bầu trời “mở cửa” trở lại vào tháng 3 vừa qua, nhóm cổ phiếu này đã có dấu hiệu rục rịch, song sự phục hồi vẫn trong thấp thỏm lo âu.
 
Lần này, giới phân tích đánh giá, tốc độ hồi phục mạnh mẽ hậu Covid đang là động lực quan trọng nhất thúc đẩy giá cổ phiếu hàng không. Những con số cho thấy, sau khi kiểm soát thành công dịch bệnh trong quý I/2022, hàng không nội địa bắt đầu phục hồi và đã vượt qua mức trước đại dịch kể từ tháng 5 nhờ nhu cầu du lịch trong nước bùng nổ.
 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành 9 tháng đầu năm lần lượt đạt 430.900 tỷ đồng, tăng 54,7% và 18.200 tỷ đồng, tăng 294,9% so với cùng kỳ.
 
Trong đó, lượng khách quốc tế trong 9 tháng đầu năm tăng mạnh, tổng lượt khách đạt gần 1,9 triệu, tăng 15 lần so với cùng kỳ. Riêng trong quý III/2022, lượng hành khách quốc tế tăng 35 lần so với cùng kỳ, bằng 50% mức trước đại dịch.
 
Thách thức hiện hữu
 
Chứng khoán VNDIRECT dự báo, ngành hàng không quốc tế sẽ là tiêu điểm trong giai đoạn tới do nhu cầu du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng mạnh từ tháng 5 vừa qua.
 
Đồng thời kỳ vọng, lượng khách quốc tế của Việt Nam có thể tăng 195% trong năm 2023, tương ứng 89% mức trước đại dịch. Trong khi đó, tiếp nối đà tăng trưởng trong 3 quý đầu năm, lượng khách nội địa năm 2022 sẽ tăng 231% so với cùng kỳ và tăng 31% so với năm 2019 (thời điểm trước dịch), duy trì mức tăng trưởng kép 9,4% trong giai đoạn 2017-2022.
 
Chung quan điểm, Chứng khoán BSC cho rằng, áp lực về kinh tế sẽ là động lực để Trung Quốc tiếp tục phải nới lỏng thêm chính sách Zero Covid trong năm 2023. Theo đó, BSC giữ kỳ vọng các đường bay quốc tế tới Trung Quốc sẽ bắt đầu phục hồi mạnh mẽ từ quý I - III/2023.
 
Tuy nhiên, một số ý kiến khác nhận xét, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng hàng không có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào năm 2023-2024, sau đó giảm bớt từ năm 2025 trong bối cảnh nhiều dự án hạ tầng hàng không trọng điểm đang được xây dựng, không thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng trong ngắn hạn.
 
Trong khi đó, tỷ giá biến động mạnh cũng tiếp tục ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hàng không, do sử dụng các khoản vay ngoại tệ để đầu tư nhà ga, tàu bay, song sẽ trái chiều. Trong đó, đồng JPY mất giá sẽ tác động tích cực lên kết quả kinh doanh của Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Ước tính, mỗi % giảm giá của JPY, ACV sẽ ghi nhận 120-130 tỷ lãi từ chênh lệch tỷ giá. Ngược lại, đồng USD tăng giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên lợi nhuận của Vietnam Airlines khi mỗi % tăng giá của USD thì Vietnam Airlines sẽ ghi nhận 200-220 tỷ lỗ từ chênh lệch tỷ giá.
 
Mặt khác, vận chuyển hàng hóa cảng hàng không cũng không hoàn toàn trở nên tươi sáng do những bất ổn địa chính trị cộng thêm lạm phát và lãi suất gia tăng. Đồng thời, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao trong nửa cuối năm 2022 và 2023 sẽ là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
 
Hơn nữa, trong số liệu của Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm 2022, tổng giá trị doanh thu từ mảng lữ hành bằng 50% so với mức trước dịch cho thấy ngành du lịch vẫn gặp không ít khó khăn. Cụ thể, chính sách thắt chặt tiền tệ trên toàn cầu kéo dài đã tác động lên cách chi tiêu, sinh hoạt của người dân khi mọi chi phí đắt đỏ hơn, dẫn đến tình trạng “thắt lưng buộc bụng”.
 
Dự báo, điểm bùng nổ của ngành du lịch, hàng không xuất hiện ở giữa và sau chu kỳ hồi phục của nền kinh tế, và chỉ khi tình hình thị trường tài chính trong và ngoài nước ổn định, thu nhập người dân gia tăng, nhu cầu dịch vụ, giải trí và du lịch mới thực sự được đẩy mạnh, có thể là năm 2024 - 2025.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức