Thị giá cổ phiếu SCR đang giao dịch quanh mốc 6.500 đồng/cp trong những ngày đầu tháng 12, ghi nhận mức lao dốc mạnh tới gần 62% chỉ trong vòng 1 năm qua, thậm chí có lúc rớt xuống còn 3.860 đồng/cp vào giữa tháng 11.
Việc cổ phiếu
SCR của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) về đáy 1 năm một phần do ảnh hưởng chung của thị trường chứng khoán và giá bị pha loãng sau khi phát hành hơn 29 triệu cổ phiếu trả cổ tức. Song cũng phải thừa nhận tình hình kinh doanh của
SCR cũng đang đi xuống.
9 tháng 2022,
SCR ghi nhận doanh thu thuần 574 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 63% so cùng kỳ. Nguồn thu 9 tháng qua của
SCR chủ yếu đến từ dự án Carillon 7, cho thuê bất động sản Charmington La Pointe và trung tâm thương mại TTC Plaza (quận Bình Thạnh).
Nhờ biên lãi gộp cải thiện mạnh lên 28% cũng như doanh thu tài chính tăng 33% nên
SCR vẫn lãi trước thuế 183 tỷ đồng, những vẫn giảm 21% so cùng kỳ và chỉ mới thực hiện được 61% chỉ tiêu đề ra cho cả năm. Lãi sau thuế cũng giảm 23% về còn 141 tỷ đồng.
Cổ phiếu SCR giảm mạnh trong thời gian qua.
Tại thời điểm 30/9/2022, tổng tài sản của
SCR tăng nhẹ lên 9.819 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn vẫn đến từ các khoản phải thu ngắn hạn 3,265 tỷ đồng, trong đó
SCR cho CTCP May Tiến Phát vay tới 1.145 tỷ đồng với lãi suất 12-12,5%/năm được đảm bảo bằng 9,3 triệu cổ phần CTCP Đầu tư Phát triển Tân Sơn Nhất. Ngoài ra,
SCR còn cho loạt doanh nghiệp và cá nhân vay 378 tỷ đồng đều bằng hình thức tín chấp với lãi suất từ 6,5% đến 12,5%/năm.
Kỳ này,
SCR tăng đầu tư tài chính dài hạn thêm 23% lên 1.081 tỷ đồng. Trong đó,
SCR đã đầu tư gần 117 tỷ đồng vào CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (2,24%) nhưng đã phải dự phòng hơn 35 tỷ đồng.
Hàng tồn kho tiếp tục tăng lên 2,859 tỷ đồng, chủ yếu là bất động sản dở dang tập trung ở các dự án Jamona City, Charmington Dragonic, Charmington Tamashi Đà Nẵng, Jamona Cầu Tre, TTC Plaza Đức Trọng,...
Cơ cấu hàng tồn kho của SCR tại thời điểm 30/9/2022
Trong khi cho doanh nghiệp khác vay hàng ngàn tỷ đồng thì
SCR vẫn còn ghi nhận tổng nợ phải trả 4,656 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn và dài hạn chiếm tới 40% với 1,850 tỷ đồng.
SCR chỉ vay trái phiếu 72 tỷ đồng của VPBank và ngày đáo hạn là 22/11/2022. Đặc biệt
SCR vay cá nhân tới 350 tỷ đồng với lãi suất từ 7-11%/năm và được đáo hạn tháng 4/2023.
Đồng thời, kỳ này dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của
SCR âm hơn 637 tỷ đồng chủ yếu do ảnh hưởng của tiền lãi vay đã trả cũng như lỗ từ hoạt động đầu tư. Trong khi đó dòng tiền từ hoạt động đầu tư trở dương 405 tỷ đồng nhờ giảm cho vay và gửi tiết kiệm. Tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng trở dương 282 tỷ đồng nhờ giảm trả nợ nhưng lại tăng thu từ đi vay.
Như vậy, dưới sự “cầm trịch” của “nữ hoàng mía đường” Huỳnh Bích Ngọc (Chủ tịch
SCR) và con trai Đặng Hồng Anh (Phó Chủ tịch
SCR), TTC Land vẫn chưa có mấy biến chuyển trong 9 tháng 2022 trong khi cổ phiếu lại thiết lập đáy mới.
Cũng cần lưu ý, đại hội đồng cổ đông thường niên hồi tháng 4/2022 của
SCR ngoài việc thay “bộ sậu” chủ chốt trên thì cũng thông qua việc tăng vốn thêm gần ngàn tỷ từ 3.664 tỷ lên 4.653 tỷ đồng. Trong đó,
SCR chỉ mới thực hiện được việc phát hành 29,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 8%, còn lại kế hoạch phát hành 18,3 triệu cổ phiếu ESOP và chào bán 51,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 14.000 đồng/cp vẫn chưa thực hiện được.
Điều này đồng nghĩa với kế hoạch bổ sung vốn đầu tư cho các dự án hiện hữu và phát triển quỹ đất ở những đô thị vệ tinh ven TPHCM hoặc các khu vực có hạ tầng giao thông đồng bộ như Phú Quốc, Bình Thuận sẽ chưa thực hiện được trong năm 2022 như kế hoạch?
Minh An