• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:21:49 CH - Mở cửa
Triển vọng sáng hơn với cổ phiếu năng lượng tái tạo sau xung đột Nga - Ukraine
Nguồn tin: Đầu tư chứng khoán | 25/03/2022 10:46:47 SA
 Giá khí đốt tự nhiên và giá than tăng kỷ lục trên thế giới từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại về chi phí đầu vào của các doanh nghiệp điện khí, nhiệt điện tăng cao.
 
Ngược lại, lợi thế của năng lượng tái tạo càng được củng cố và dự báo sẽ có lợi thế cạnh tranh về chi phí hơn, bởi vậy dòng tiền cũng đang âm thầm tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu của nhóm này.
 
Phiên hôm qua (ngày 24/3), cổ phiếu BCG của Bamboo Capital bất ngờ tăng trần lên vùng 28.350 đồng/CP, tương tự REE cũng đóng cửa trong sắc tím với mức 79.700 đồng/CP, cổ phiếu PC1 cũng duy trì sắc xanh mạnh mẽ khi tăng hơn 3,36%, đóng cửa ở mức 46.200 đồng/CP, FCN tăng mạnh 4% lên 28.100 đồng/CP… đây là những cổ phiếu ghi nhận đà tăng mạnh nhất trong hơn 1 tháng qua thuộc nhóm ngành năng lượng tái tạo, và xây lắp điện.

 
Diễn biến tăng giá này được nhiều nhà đầu tư chia sẻ, họ kỳ vọng sản lượng tiêu thụ điện sẽ gia tăng khi mở cửa trở lại, kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp tái khởi động các hoạt động sản xuất kinh doanh. Và chất xúc tác khiến lựa chọn các cổ phiếu năng lượng tái tạo là bởi chi phí đầu vào không bị ảnh hưởng như các nhà máy điện than, điện khí.
 
Cách lựa chọn cổ phiếu được nhóm này chia sẻ, là chọn doanh nghiệp đầu ngành, có nhiều lợi thế cạnh tranh, duy trì tăng trưởng tốt qua các năm, có thêm tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản thấp càng tốt.
 
Chẳng hạn như REE, vốn được biết là doanh nghiệp niêm yết đầu ngành về năng lượng tái tạo; hay như BCG dù đa ngành nhưng năng lượng tái tạo là một trong các trụ cột, doanh nghiệp này có tăng trưởng lợi nhuận mạnh trong 4 năm gần nhất nhưng tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản thấp, dưới 36% và có chiều hướng giảm dần. Trong khi các doanh nghiệp như GEG, TTA có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chậm hơn và tỷ lệ nợ vay/tổng tài sản cao hơn hẳn, trên 50 - 57%.
 
Xét về công suất, GEG ước tính sẽ vận hành 446 MW công suất từ thuỷ điện, điện góp, và điện mặt trời (theo tính toán của VCSC). Còn tại BCG, tính tới cuối năm 2021 đang vận hành 520 MW sẽ mang về dòng tiền ổn định, ngoài ra BCG đang có 550 MW dự án điện gió đang được thực hiện, dự kiến đóng điện vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Hay tại TTA, đang vận hành 6 dự án thủy điện, điện mặt. Trong đó, 3 dự án điện mặt trời với công suất 141,8 MWp, chủ yếu mới vận hành và công suất nhỏ hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành phát triển dự án sớm hơn như BCGGEG.
 
Chia sẻ với phóng viên, nhiều nhà đầu tư yêu thích nhóm ngành này cũng lựa chọn thêm cổ phiếu PC1 vốn là tổng thầu dự án năng lượng tái tạo, đã thực hiện thành công dịch vụ COD trước 31/12/2021 đồng thời cho 9 nhà máy điện gió, trong đó có 3 dự án nhà máy điện gió do chính PC1 làm chủ đầu tư.
 
Tuy nhiên, chất xúc tác lớn nhất cho đà tăng cổ phiếu này trong một tháng qua lại đến trọng yếu từ diễn biến giá niken tăng dựng đứng, trong khi PC1 là doanh nghiệp niêm yết duy nhất trên sàn đang sở hữu mỏ Niken (thông qua công ty con), dù rằng mỏ này đến năm 2023 mới có sản lượng.
 
Trên thực tế, ngành điện nói chung được các chuyên gia đánh giá còn nhiều tiềm năng, trong đó năng lượng tái tạo có nhiều triển vọng nhờ xu hướng phát triển chung của ngành điện.
 
Trên thế giới, đối mặt với những hệ lụy, tác động của xung đột Nga - Ukraine, VTV dẫn lời ông Robert Habeck - Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức cho rằng: "Tình hình hiện tại sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Đức và châu Âu. Mọi người thấy rằng, bây giờ việc phát triển năng lượng tái tạo không chỉ là vấn đề liên quan đến khí hậu, mà còn là vấn đề liên quan đến an ninh hoặc an toàn năng lượng. Gió và mặt trời không thuộc về ai cả".
 
Tương tự, tại Anh cũng đang muốn đẩy mạnh hơn năng lượng sạch, điển hình là điện gió dù Anh là quốc gia sản xuất điện gió hàng đầu trên thế giới. Ở Trung Đông, vốn nổi tiếng là giếng dầu thế giới, cũng đang muốn chuyển hướng tập trung phát triển năng lượng tái tạo từ lâu.
 
 
Tại Việt Nam, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII đang được Bộ Công thương trình Chính phủ đang thể hiện rõ quan điểm xuyên suốt theo cam kết của Chính phủ, đó là kiên định với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch.
 
Trong Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/02/2020 về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng quy định định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và 25 - 30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045. Dự thảo Quy hoạch điện VIII cũng dựa trên cơ sở này để đề xuất phát triển cơ cấu công suất các loại hình nguồn điện.
 
Còn trong ngắn hạn, xung đột giữa Nga và Ukraine chưa thể chấm dứt một sớm một chiều, theo đó, giá cả các năng lượng hoá thạch như dầu khí, than vẫn neo cao, thậm chí liên tục phá đỉnh. Chẳng hạn như giá dầu có thời điểm lên 140 USD/thùng, dù có những lúc điều chỉnh hơn 30%, nhưng hiện giá dầu vẫn đang trên 110 USD/thùng. Với giá than, đang giao dịch vùng 334,5 USD/T, cao hơn 97,2% so với đầu năm và cao hơn 316% so với đầu năm 2021.
 
Đây lại là 2 nhiên liệu đầu vào, cấu thành chính nên giá vốn của các nhà máy nhiệt điện than, nhiệt điện khí - tạo áp lực chi phí tăng mạnh so với các năm trước. Trái lại, năng lượng tái tạo không chịu áp lực này - nhờ vậy, dòng tiền đầu tư vẫn đang âm thầm chảy vào nhưng chắc chắn, có sự phân hoá.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức