Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài cấp mới và điều chỉnh đạt hơn 345,8 triệu USD, bằng 63,2% với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, có 57 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 300,88 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư ra nước ngoài cấp mới tăng mạnh so với cùng kỳ do có 5 dự án lớn mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là dự án CTCP giải pháp năng lượng Vines sang Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan với tổng vốn đầu tư mỗi dự án hơn 34,68 triệu USD.
Ngoài ra, có 14 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn đầu tư tăng thêm trên 44,9 triệu USD, bằng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Doanh nghiệp Việt đã đầu tư ra nước ngoài gần 22 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022
Vốn đầu tư điều chỉnh giảm mạnh do trong 6 tháng năm 2021 có nhiều dự án lớn điều chỉnh tăng vốn như dự án của Tập đoàn Vingroup tại Mỹ điều chỉnh tăng 300 triệu USD, dự án Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cao su Đông Dương tại Campuchia tăng 76 triệu USD và một dự án của Vinfast tại Đức tăng 32 triệu USD.
Riêng các doanh nghiệp có vốn nhà nước, có hai lượt dự án điều chỉnh vốn, với tổng vốn đầu tư tăng thêm là 10,75 triệu USD, chiếm 3,1% trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.
Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 12 ngành. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 9 dự án mới, có tổng vốn đầu tư gần 207,2 triệu USD, chiếm 59,9% tổng vốn đầu tư; ngành hoạt động tài chính ngân hàng, bảo hiểm 4 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư gần 35,34 triệu USD,…
Có 21 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay. Trong đó, có Lào, Singapore, Mỹ, Đức, Hà Lan,…
Lũy kế đến ngày 20/6, Việt Nam đã có 1.569 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 21,56 tỷ USD. Trong đó, có 139 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn gần 11,6 tỷ USD.
Nổi bật, trong năm 2021, một số một số dự án lớn, quan trọng đã được phía Lào tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: dự án cảng Vũng Áng, thủy điện Luang Prabang, Xekaman 3, muối mỏ Kali, sân bay Noong-khảng…
Cũng tại cuộc gặp gỡ đại diện doanh nghiệp giữa hai nước gần đây, đại diện các doanh nghiệp lớn của Việt Nam và Lào đã khẳng định quan điểm hợp tác đầu tư lâu dài, bền vững.
Các doanh nghiệp Lào đánh giá cao việc hai nước triển khai các dự án thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế; trong đó, có kết nối hạ tầng cơ sở cứng và mềm, đặc biệt là các dự án giao thông đường bộ, đường sắt và đường không, cảng biển (nhất là cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh); giúp Lào thực hiện thành công mục tiêu trở thành trung tâm logistics ở khu vực và có kết nối ra biển, đại dương.