Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang dự báo, nửa cuối năm 2022, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động khó lường, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp và mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành dệt may.
Tăng trưởng doanh thu dự báo sẽ “giảm tốc”
Mới đây, SSI Research vừa có báo cáo cập nhật triển vọng của các công ty ngành dệt may trong nước trong 6 tháng cuối năm 2022. Ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ “giảm tốc” trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Nguyên nhân vì khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý IV) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ.
Vì thế mà biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp, chuyên gia SSI Research nhận định. Hơn nữa, doanh thu và biên lợi nhuận có thể giảm sút nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang dự báo, nửa cuối năm 2022, thị trường thế giới sẽ có nhiều biến động khó lường, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp và mục tiêu xuất khẩu của toàn ngành dệt may.
Tình hình lạm phát mạnh tại Mỹ và châu Âu khiến giá cả lương thực thực phẩm tăng vọt sẽ khiến sức mua các mặt hàng tiêu dùng; trong đó có dệt may giảm sút đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp trong quý 3 và 4.
Chuyên gia phân tích SSI cho rằng, tác động tiêu cực đến doanh thu và biên lợi nhuận có thể xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ - thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra.
Áp lực lạm phát và chi phí nguyên liệu "đè" nặng lên doanh nghiệp dệt may
Mới đây, một số công ty ngành dệt may đã công bố kết quả kinh doanh những tháng đầu năm. Trong đó, CTCP Đầu tư và Thương mại
TNG (Mã:
TNG) ghi nhận doanh thu thuần 2.500 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ) và lợi nhuận ròng 87 tỷ đồng, tăng 58%. Với kết quả này,
TNG đã thực hiện được 41% và 31% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Với tỷ trọng đơn hàng CMT cao (là đơn đặt hàng sản xuất may gia công của các công ty thời trang lớn nước ngoài cho các xưởng may mặc quần áo tại Việt Nam), chuyên gia đánh giá
TNG chịu áp lực chi phí lạm phát ít hơn các công ty khác. Do đó, công ty có mức tăng trưởng lợi nhuận cao hơn so với các công ty cùng ngành trong giai đoạn này.
Còn với CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Mã:
TCM), 5 tháng đầu năm, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 77,4 triệu USD và lợi nhuận ròng lần lượt đạt 4,4 triệu USD, lần lượt tăng 15% và 6% so với cùng kỳ, tương ứng 43% kế hoạch doanh thu và 41% chỉ tiêu lợi nhuận năm
Theo SSI Research, tương tự như May sông Hồng (Mã:
MSH),
TCM phải đối mặt với áp lực chi phí gia tăng trong 5 tháng đầu năm do chi phí nguyên liệu và vận chuyển tăng khiến biên lợi nhuận giảm.
Bên cạnh đó, nhà máy Vĩnh Long mới bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2022, tuy nhiên hiện tại chỉ có 5 dây chuyền sản xuất (trong tổng số trên 29 dây chuyền) đang hoạt động do nhà máy đang gặp khó khăn trong việc thu hút lao động vì cạnh tranh về lương.
Với Sợi Thế kỷ (Mã:
STK), SSI Research dự đoán biên lợi nhuận gộp sẽ duy trì mức 18% như năm 2021 trong quý II này.
STK hoàn toàn có thể chuyển việc tăng chi phí chip PET sang cho khách hàng. Tuy nhiên, do chi phí logistic tăng cao nên công ty phải chịu hoàn toàn mức tăng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhập khẩu.
Mặc khác, trong trung hạn, nhu cầu về sợi tái chế vẫn tăng và chuyên gia đánh giá việc mở rộng công suất của
STK sẽ là yếu tố hỗ trợ tăng thị phần.
Đánh giá về CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex - Mã:
GIL), chuyên gia nhận thấy công ty chỉ phụ thuộc vào một khách hàng lớn như Amazon là khá rủi ro, dù
GIL đang thảo luận để gia hạn số lượng đơn đặt hàng cho Amazon vào tháng 7.