• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:45:17 CH - Mở cửa
Xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan tăng 22,8% trong tháng 6/2022
Nguồn tin: Tạp chí Cao su Việt Nam | 23/08/2022 5:15:00 CH
Thái Lan, nhà cung cấp cao su tự nhiên (NR) lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 416.000 tấn NR, bao gồm cao su hỗn hợp (mixture of rubber) và cao su hỗn luyện (compound rubber) trong tháng 6 năm 2022, tăng 22,8% so với cùng tháng năm trước.
 
 
Tổng lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 6) tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước, đạt 2,482 triệu tấn. Số liệu được Cục Hải quan Thái Lan công bố ngày 28/7.
 
Xuất khẩu trong tháng 6 bao gồm 33% cao su hỗn hợp, 31% cao su khối (TSR), 25% latex và 11% ở các dạng khác bao gồm RSS. Bảng 1 trình bày thành phần các dạng sản phẩm xuất khẩu trong tháng 6 năm 2022 và trong nửa đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 6) năm 2022.
 
Thái Lan phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về xuất khẩu NR. Trung Quốc chiếm 51% số lượng xuất khẩu trong tháng 6 năm 2022. Điểm đến xuất khẩu lớn thứ hai, Malaysia, chỉ chiếm 11% xuất khẩu NR tháng 6 của Thái Lan. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 5% số lượng được vận chuyển trong tháng Sáu (Bảng 2).
 
 
Trong số 214.000 tấn xuất khẩu từ Thái Lan sang Trung Quốc trong tháng 6, 63% ở dạng cao su hỗn hợp (HS 400280). Trung Quốc nhập khẩu cao su hỗn hợp với số lượng lớn do chỉ bị thu thuế hải quan bằng 0 (0%) nếu nhập khẩu từ khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nhập khẩu TSR và cao su hỗn luyện sẽ phải chịu mức thuế nhập khẩu 20% (Hoặc 1.500 nhân dân tệ/tấn, tùy theo mức nào thấp hơn).
 
Mủ ly tâm chiếm 20% tổng xuất khẩu NR của Thái Lan sang Trung Quốc trong tháng 6. Tháng 6 đã chứng kiến ​​sự tăng vọt trong xuất khẩu mủ cao su của Thái Lan sang Trung Quốc (Từ 10.000 tấn vào tháng 6 năm 2021 lên 42.000 tấn vào tháng 6 năm 2022). Trung Quốc đã tăng đáng kể năng lực sản xuất găng tay cao su của mình trong hai năm qua để đối phó với đại dịch. Năng lực sản xuất găng tay của thế giới, tập trung nhiều ở Malaysia, đang dần chuyển sang Trung Quốc và một số quốc gia khác bao gồm cả Thái Lan. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các đơn vị sản xuất găng tay của nước này, Trung Quốc có thể phải phụ thuộc nhiều hơn vào mủ ly tâm nhập khẩu trong tương lai.
 
 
Dây chuyền sản xuất cao su ở Thái Lan.
 
Trong khi đó, mủ ly tâm chiếm 89% trong tổng số 47.000 tấn NR xuất khẩu từ Thái Lan sang Malaysia trong tháng 6. Đáng chú ý, nửa đầu năm nay (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2022) đã chứng kiến ​​sự sụt giảm trong xuất khẩu mủ cao su của Thái Lan sang Malaysia.
 
Thái Lan đã xuất khẩu 21.000 tấn NR sang Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2022. Trong số này, 52% là TSR. Xuất khẩu cao su thiên nhiên của Thái Lan sang Hoa Kỳ tăng với tỷ lệ hàng năm là 18,2% trong tháng 6 và 18,8% trong đầu năm (tháng 1-tháng 6).
 
Trong tháng 6, Thái Lan đã xuất khẩu 136.000 tấn cao su hỗn hợp, trong đó 99% sang Trung Quốc. Giá FOB của cao su hỗn hợp xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 6 là 177,3 USD/100 kg.
 
Thái Lan đã xuất khẩu 131.000 tấn cao su khối (TSR) trong tháng 6. Trung Quốc chiếm 26%. Giá FOB của TSR xuất khẩu sang các nước rất khác nhau, từ 166,5 USD/100 kg đến 187,5 USD/100 kg (bảng 3).
 
 
Trong số 103.000 tấn (khối lượng ướt) mủ ly tâm xuất khẩu từ Thái Lan trong tháng 6, Malaysia và Trung Quốc chiếm 41% mỗi nước. Đáng chú ý là giá cả rất khác nhau ở các quốc gia đến, từ 136,2 USD/100 kg đến 159,2 USD/100 kg (bảng 4).
 
 
Xuất khẩu RSS từ Thái Lan trong tháng 6 ở mức 33.000 tấn, trong đó 27% sang Nhật Bản và 21% sang Mỹ. Giá FOB RSS xuất khẩu đến các nước rất khác nhau, từ 199,0 USD/100 kg đến 219,0 USD/100 kg (bảng 5).