• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:07:59 SA - Mở cửa
CEO: Được đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng Nhì?
Nguồn tin: Thương trường | 26/08/2022 9:35:00 CH
Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho 3 tập thể, trong đó có Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group). Điều đáng nói, đây là doanh nghiệp từng liên tục bị xử phạt về thuế và sai phạm dự án với số tiền phạt và truy thu lên đến hàng tỷ đồng. Đặc biệt, những sai phạm này diễn ra ngay trên địa bàn thủ đô.
 
Đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì
 
Mới đây, Cổng giao tiếp điện tử UBND TP Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước cho 3 tập thể, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O (CEO Group); Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải - CTCP (TEDI) và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
 
Trong đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn C.E.O được Hà Nội đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì; TEDI và Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cùng được đề nghị tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
 
 
Cổng giao tiếp điện tử UBND TP Hà Nội đề nghị, mọi ý kiến phản hồi gửi về địa chỉ: Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố, ở số 37 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.
 
CEO Group tiền thân là Công ty TNHH Thương mại, Xây dựng và Công nghệ Việt Nam hoạt động từ năm 2001. Lĩnh vực hoạt động bao gồm: Thương mại, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà, cung cấp dịch vụ, nghỉ dưỡng…
 
Theo quy định tại khoản 2, điều 43, Luật Thi đua, Khen thưởng, ngày 26/11/2003 thì Huân chương Lao động hạng nhì để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
 
a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng ba, 5 năm tiếp theo liên tục đạt danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng” và có hai lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc một lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”;
 
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất.
 
Như vậy, tập thể được tặng Huân chương Lao động hạng ba, sau đó 5 năm liên tục là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất đạt danh hiệu Tập thể Lao động xuất sắc hoặc Đơn vị quyết thắng (đối với tập thể thuộc lực lượng vũ trang), riêng đối với sở, ngành tỉnh, huyện, thành phố liên tục được tặng Bằng khen và có hai lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc một lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” thì đạt tiêu chuẩn đề nghị tặng Huân chương Lao động hạng nhì.
 
Gánh nặng nợ vay, lợi nhuận kinh doanh chính âm
 
Tập đoàn C.E.O (mã Ck: CEO) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 495,4 tỷ đồng, giảm 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn hàng bán của doanh nghiệp ở mức 397,6 tỷ đồng, giảm hơn 23%. Mức sụt giảm của giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu giúp biên lợi nhuận quý IV của doanh nghiệp đạt mức 23,3%, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt 22,5%. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 115,7 tỷ đồng, giảm 20,2%.
 
Về chi phí, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 28% và 12,3%, xuống mức 27 tỷ đồng và 49,6 tỷ đồng. Trong kỳ, doanh nghiệp được hoàn nhập 31 tỷ đồng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
 
Sau khi trừ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, CEO ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 305,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ 0,58 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận này giúp CEO chấm dứt chuỗi 4 quý liên tiếp thua lỗ và ghi nhận khoản lợi nhuận cả năm 2021 ở mức 82,1 tỷ đồng.
 
Lũy kế 4 quý của năm 2021, CEO ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt ở mức 902 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. 
 
Tuy nhiên, nếu chỉ xét hoạt động kinh doanh chính (doanh thu thuần – giá vốn hàng bán – chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp), thì lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính năm 2021 của CEO âm 78,9 tỷ đồng. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh trong lĩnh vực cốt lõi của CEO vẫn khá yếu.
 
 
Tình hình kinh doanh trong lĩnh vực cốt lõi của CEO vẫn khá yếu. (Ảnh minh họa)
 
Về quy mô tài sản, tổng tài sản của CEO đạt 7.040,2 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, giảm 5% so với đầu năm.
 
Đáng lưu ý, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của CEO âm tới 155 tỷ đồng trong năm 2021 - trong khi năm 2020 dương 282 tỷ đồng – do sự gia tăng đột biến của các khoản phải thu, trong khi chi phí lãi vay vẫn ở mức tương đương năm 2020.
 
Để bù đắp dòng tiền, doanh nghiệp đã tăng cường vay nợ, hạn chế mua sắm tài sản và thu hồi khoản đầu tư góp vốn vào đơn vị khác.
 
Với hoạt động vay nợ, giá trị khoản mục dư nợ vay và nợ thuê tài chính của CEO ở mức 1.737,2 tỷ đồng tại 31/12/2021, chiếm 24,6% tổng nguồn vốn và gần 50% nợ phải trả.
 
Trong đó, giá trị vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn ở mức 831 tỷ đồng tính tới 31/12/2021, tăng 56% so với đầu năm, chủ yếu là hai khoản vay tại 2 ngân hàng với giá trị lần lượt là 317 tỷ đồng và 386 tỷ đồng.
 
Giá trị vay và nợ thuê tài chính dài hạn ở mức 906 tỷ đồng, giảm 36% và tập trung chủ yếu tại một ngân hàng với giá trị 650 tỷ đồng. Ngoài ra, CEO có hai khoản vay dài hạn tại chi nhánh một ngân hàng khác, vay vốn qua kênh trái phiếu với giá trị lần lượt là 38 tỷ đồng và 219 tỷ đồng.
 
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng thể hiện sự phụ thuộc vào vốn vay với số tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được và tiền chi trả nợ gốc vay, nợ thuê tài chính lần lượt ở mức 1.608,4 tỷ đồng và 1.816,9 tỷ đồng.
 
Liên tục sai phạm về thuế và dự án
 
Liên quan đến doanh nghiệp này, giữa năm 2021, CEO Group từng bị Cục Thuế Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính về thuế. 
 
Theo quyết định này, CEO Group đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng mua vào để thi công xây dựng trường học thuộc Dự án Khu đô thị Quốc Oai thuộc đối tượng không chịu thuế, vi phạm Thông tư 26/2015 của Bộ Tài chính. 
 
Bên cạnh đó, Công ty còn kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp theo quy định.
 
CEO Group phải chịu phạt tiền khai sai mức 20% trên số thuế tăng thêm qua kiểm tra do có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế. Số tiền xử phạt hành chính là gần 225 triệu đồng.
 
CEO Group buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm nộp đủ số tiền thuế giá trị gia tăng còn thiếu vào ngân sách Nhà nước với số tiền hơn 1 tỷ đồng và khoản tiền chậm nộp thuế hơn 72 triệu đồng.
 
Như vậy, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và chậm nộp mà CEO Group phải nộp vào ngân sách Nhà nước là 1,42 tỷ đồng.
 
 
Phối cảnh Dự án Khu đô thị Quốc Oai (Sunny Garden City) do CEO Group làm chủ đầu tư.
 
Theo tìm hiểu, Dự án Khu đô thị Quốc Oai của CEO Group tên thương mại là Khu Đô thị Sunny Garden City, nằm cạnh Km14 của Đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận huyện Quốc Oai. Dự án này gồm khu biệt thự, khu shophouse và nhà ở xã hội. Trong đó, có khoảng 330 căn biệt thự đơn lập và song lập; 72 căn shophouse và 2 toà nhà ở xã hội cao 9 tầng với 432 căn hộ.
 
Trong đó 2 toà nhà ở xã hội có tên gọi Bamboo Garden, khu nhà ở xã hội này CEO Group từng gây nhiều chú ý khi rơi vào tình trạng “ế ẩm”, chủ đầu tư phải ròng rã mở bán tới 21 lần trong 5 năm mới bán hết 346 căn hộ. Tháng 9/2020, chủ đầu tư tiếp tục mở bán lần thứ 22 với 44 căn hộ cho thuê.
 
Được biết, ban đầu, Bamboo Garden vốn là dự án thương mại nhưng được Tập đoàn CEO xin chuyển đổi thành nhà ở xã hội vào năm 2014. Dự án được bán trong thời điểm còn gói tín dụng cho vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng và được hưởng những ưu đãi của Nhà nước dành cho chủ đầu tư.
 
Trước đó, vào ngày 24/5/2019, Công ty này đã nhận được Quyết định số 624/QĐ-TCT và Kết luận thanh tra thuế số 18/KL-TCT của Tổng cục Thuế về kết quả thanh tra trong hai năm (2016 - 2017). Cụ thể, qua thanh tra thuế giai đoạn này, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm về thuế đối với CEO Group với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.
 
Trong đó, nộp bổ sung thuế giá trị gia tăng là 1,13 tỷ đồng; bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp 665 triệu đồng; tăng thu thuế thu nhập cá nhân 377 triệu đồng. CEO cũng phải nộp tiền chậm nộp và phạt hành chính là 686 triệu đồng.
 
Vào ngày 16/4, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đưa cổ phiếu CEO của CEO Group vào diện bị cảnh báo từ ngày 20/4/2021 do lợi nhuận sau thuế công ty mẹ năm 2020 trên báo cáo tài chính hợp nhất của CEO Group là âm.
 
Phía Công ty cho biết nguyên nhân là do bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19 trong năm 2020 dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm, đặc biệt là hoạt động khách sạn - nghỉ dưỡng.
 
Không chỉ bị tuýt còi liên quan đến thuế, thời gian qua, nhiều dự án của CEO group cũng lọt vào tầm ngắm của các đơn vị thanh tra vì “đắp chiếu” quá lâu. Đơn cử, Dự án Seven Star tại lô đất D27 Cầu Giấy, UBND TP Hà Nội chỉ định cho liên danh thực hiện theo hình thức BT từ năm 2011 do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt, Công ty Cổ phần Sông Đà - Thăng Long và Công ty Cổ phần Đầu tư C.E.O làm chủ đầu tư. Theo dự kiến ban đầu của CEO Group, Dự án Seven Star được khởi công trong tháng 12/2010 và hoàn thành trong quý IV/2013. Thế nhưng đến nay đã hơn 1 thập kỷ, dự án vẫn đắp chiếu, bỏ hoang
 
Ngoài ra, vào năm 2018, Dự án Khu Tổ hợp du lịch Sonasea Villas and Resort của CEO Group tại Phú Quốc cũng lọt vào tầm ngắm của thanh tra Bộ Xây dựng về hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản.
 

Cổ phiếu liên quan