• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
01 Tháng Mười Hai 2024 8:46:23 SA - Mở cửa
Quảng Bình: Dự ước tăng trưởng GRDP đạt 7,2% trong năm 2023
Nguồn tin: Đại biểu nhân dân | 07/12/2023 7:00:00 CH
Ngày 6.12, HĐND tỉnh Quảng Bình đã khai mạc Kỳ họp thứ 12 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2023), HĐND tỉnh Khóa XVIII để xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. 
 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu; Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Công Huấn; Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Xuân Tân chủ trì và điều hành kỳ họp.
 
Những điểm sáng trong năm “bản lề”
 
Năm 2023 được xem là thời điểm “bản lề”, đóng vai trò quan trọng khi là năm giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Tuy vậy, đây cũng là năm đối diện với nhiều khó khăn khi tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp với những yếu tố bất lợi, lạm phát vẫn ở mức cao, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường suy giảm… Trong nước, giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, thị trường bất động sản phục hồi chậm.
 
 
 
 
Trong bối cảnh đó, tình hình thực hiện kế hoạch KT - XH tỉnh Quảng Bình năm 2023 vẫn lưu ý những điểm sáng nổi bật, là mấu chốt cho chặng đường về đích trong hai năm tiếp theo. Cụ thể, nền kinh tế tỉnh Quảng Bình trên đà phục hồi, ổn định và đạt kết quả tích cực. Dự ước tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 7,2% so với năm 2022, đạt kế hoạch đề ra. Đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế năm 2023 là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực xây dựng. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản.
 
GRDP khu vực dịch vụ tăng 6,97%, đóng góp vào mức tăng trưởng chung nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch trong năm, kéo theo các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch tăng trưởng mạnh. Điểm sáng của nền kinh tế Quảng Bình trong năm qua là hoạt động thương mại dịch vụ, với tổng mức bán lẻ hàng hóa ước tăng 10,1%; tổng lượng khách du lịch ước đạt hơn 4,5 triệu lượt khách, vượt hơn 29% so với kế hoạch đề ra, kéo theo doanh thu lưu trú và doanh thu dịch vụ lữ hành đều tăng trên 24%. Đồng thời, ngành du lịch cũng đón nhận những tín hiệu lạc quan với sự công nhận của cộng đồng quốc tế thông qua giải thưởng Làng du lịch tốt nhất thế giới dành cho Tân Hóa. 
 
 
 
 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, tình hình KT-XH năm 2023 vẫn còn nhiều vấn đề tồn đọng, kéo dài, tạo áp lực cho việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch phát triển các năm tiếp theo. Trong đó đáng lưu ý là 4 chỉ tiêu về tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp; thu ngân sách nhà nước; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia chưa về đích theo kế hoạch.
 
Quyết định chủ trương quan trọng và lấy phiếu tín nhiệm  
 
Phát biểu khai mạc Kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình Trần Hải Châu cho biết trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đã phát huy vai trò, trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và cơ quan chức năng liên quan để đảm bảo hoàn thành tốt chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ đặt ra trong năm và giải quyết kịp thời những nhiệm vụ phát sinh từ thực tiễn của địa phương.
 
 
Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Bình Trần Hải Châu phát biểu khai mạc Kỳ họp
 
Trong năm 2023, qua 3 kỳ họp, HĐND tỉnh ban hành 49 nghị quyết. Tại Kỳ họp thứ 12 này dự kiến sẽ có 28 nghị quyết được ban hành. Trong đó, có các chủ trương quan trọng cho năm 2024. Sau các kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã khẩn trương chỉ đạo rà soát, hoàn chỉnh và ban hành các nghị quyết gửi Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành. Đồng thời, gửi đến UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh để kịp thời tổ chức triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, toàn văn nghị quyết thông qua tại các kỳ họp của HĐND tỉnh được phổ biến trên các phương tiện thông tin, đại chúng để cử tri và nhân dân nắm bắt, giám sát.
 
Tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 này, ngoài việc chuẩn bị các nội dung thường lệ, theo quy định, HĐND tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu. Những người được lấy phiếu tín nhiệm đã gửi báo cáo và bản kê tài sản, thu nhập đến các Tổ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh để nghiên cứu, thảo luận trước khi bỏ phiếu tín nhiệm. Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Hải Châu cho biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đến với cử tri và nhân dân. 
 
 
 
Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Minh Tâm thông tin với cử tri, nhân dân về kết quả Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV
 
 
 
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Công Huấn báo cáo kết quả công tác năm 2023, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Thường trực HĐND tỉnh
 
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Công Huấn cho biết: Trong năm 2023, Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp nhận và xử lý 49 đơn gửi đến HĐND tỉnh. Qua xem xét, Thường trực HĐND tỉnh đã chuyển thông tin đến các cơ quan chức năng đề nghị giải quyết và hướng dẫn công dân, hoặc lưu thông tin theo dõi. Thời gian giải quyết các đơn thư đã được rút ngắn hơn so với trước đây, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; từ đó tăng cường hiệu quả hoạt động các cơ quan nhà nước.
 
Sẵn sàng cho chặng về đích
 
Nhận định tình hình để đối diện với thách thức, đồng thời tranh thủ cơ hội, tỉnh Quảng Bình xác định tập trung triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các Nghị quyết, nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ về phát triển KT-XH năm 2024 và giai đoạn 2021 - 2025. Từ đó, nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn về đầu tư và sản xuất kinh doanh, chú trọng tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản, đầu tư công để thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quảng Bình phấn đấu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt 7,0 - 7,5%; duy trì cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 18,8%, công nghiệp - xây dựng, chiếm 32,2%, dịch vụ chiếm 49%. Kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn đạt 6.100-6.300 tỷ đồng, đầu tư toàn xã hội đạt 31.000 tỷ đồng.
 
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm báo cáo tình hình thực năm 2023 và kế hoạch phát triển KT - XH năm 2024
 
Để hoàn thành được mục tiêu đề ra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đoàn Ngọc Lâm nhấn mạnh các nhiệm vụ và giải pháp: Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, điều hành của Chính phủ về ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và đẩy mạnh thực hiện các khâu đột phá giai đoạn 2021-2025, trong đó, nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn về đầu tư và sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản, đầu tư công…
 
Thực hiện hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý đô thị, hạ tầng công nghiệp; Thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, thúc đẩy nền kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế; Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo;…
 
Bên cạnh đó, Quảng Bình tiếp tục triển khai các giải pháp nâng cao chỉ số PAPI, PAR-Index, SIPAS, bảo đảm nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI), thúc đẩy chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước…