• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:58:16 SA - Mở cửa
Ngành bánh kẹo tại Việt Nam đang bùng nổ
Nguồn tin: Báo Tổ Quốc | 03/08/2023 7:35:00 SA
Theo trang Vietnam Briefing, trong khi ngành sản xuất và bán bánh kẹo tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để xuất khẩu ra thế giới thì thị trường nội địa cũng rất ưa chuộng đồ ngọt.
 
Bánh và kẹo nội địa là những món ăn vặt phổ biến ở Việt Nam. Với nhiều loại kết cấu và hương vị, chúng rất hấp dẫn đối với cả gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
 
Trong xu thế hội nhập, người tiêu dùng Việt cũng ngày càng ưa chuộng bánh kẹo ngoại. Việt Nam hiện được coi là một thị trường tiềm năng cho các sản phẩm bánh kẹo từ khắp nơi trên thế giới. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường Việt Nam và nhu cầu ngày càng tăng cũng đang tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp khác.
 
Khái quát về thị trường bánh kẹo Việt Nam
 
Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được dự đoán sẽ tạo ra doanh thu 8,5 tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 10,17%. Theo Statista, lượng tiêu thụ bánh kẹo có đường hiện là lớn nhất, tiếp theo là bánh ngọt và các sản phẩm được bảo quản.
 
 
Hiện cũng có sự cạnh tranh đáng kể trong lĩnh vực bánh kẹo giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Mặc dù thuế nhập khẩu bánh kẹo từ các quốc gia ASEAN vào Việt Nam đã giảm xuống 0%, nhưng bánh kẹo sản xuất trong nước vẫn tiếp tục nắm giữ thị trường, chiếm hơn 90% tổng doanh số bán bánh kẹo của cả nước.
 
Về xu hướng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam, đang có nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại thực phẩm ít béo, ít đường và ít calo. Nguyên do là tỷ lệ béo phì ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa và thay đổi lối sống, cũng như ý thức về sức khỏe ngày càng được nâng cao, nên nhu cầu đối với các loại thực phẩm ít béo tăng lên đáng kể. Theo báo cáo từ UNICEF, tình trạng béo phì đang gia tăng nhanh chóng ở trẻ em Việt Nam. Số trẻ em từ 5 đến 19 tuổi thừa cân tăng từ 8,5 năm 2010 đã lên 19% năm 2020.
 
Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay cũng đang dần quan tâm hơn đến các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường. Tiêu dùng xanh cũng là một trụ cột chính trong Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
 
Nắm bắt xu hướng này, các công ty cũng đang hướng đến xu hướng phát triển bền vững, ưu tiên tìm nguồn cung ứng có trách nhiệm, lựa chọn các thành phần có nguồn gốc thân thiện với môi trường, đồng thời cân nhắc sử dụng vật liệu đóng gói có thể tái chế để giảm lượng khí thải carbon.
 
Sản xuất và xuất khẩu bánh kẹo tại Việt Nam
 
Trong khâu sản xuất, yếu tố đầu tiên cần quan tâm là ưu tiên các nguyên liệu trồng tại địa phương. Nguyên liệu rất quan trọng trong ngành công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp phát triển tương đối mạnh. Mặc dù phải đối mặt với những thách thức từ thiên tai và điều kiện thời tiết bất lợi, ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Nguyên liệu cốt lõi trong bánh kẹo gồm mía đường và ca cao đều tăng trưởng tốt tại Việt Nam.
 
Cho tới nay, Việt Nam vẫn là nguồn cung cấp hạt ca cao chất lượng cao tuyệt vời. Năm 2022, sản lượng ca cao đạt 5,75 triệu kg. Ngoài ra, chất lượng ca cao của Việt Nam cũng đã nhận được danh hiệu ICCO Fine Flavor Cacao vào năm 2021.
 
Ngành sản xuất bánh kẹo ở Việt Nam cũng có nhiều lợi thế trong việc xuất khẩu sang các nước khác. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) giúp giảm đáng kể các rào cản thương mại đối với lĩnh vực này. Ví dụ, bánh kẹo Việt Nam rất cạnh tranh tại thị trường Hàn Quốc do thuế suất gần như bằng 0% theo FTA giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
 
Còn tại Việt Nam, ngành bánh kẹo cũng đang ghi nhận một thị trường rất tiềm năng. Việt Nam là quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines) và thứ 15 trên thế giới. Đầu năm nay, dân số Việt Nam đã vượt mốc 100 triệu người. Trong bối cảnh này, các công ty bánh kẹo nước ngoài có thể thấy Việt Nam, chỉ riêng về số lượng dân, là một thị trường hấp dẫn do cơ sở khách hàng rộng lớn và ngày càng mở rộng.
 
Thêm vào đó, mức lương trung bình của Việt Nam trong nửa đầu năm 2023 là 7 triệu đồng, gần gấp đôi so với mức lương trung bình của người lao động vào năm 2013. Với thu nhập ngày càng tăng, nhiều người có thể mua các loại hàng hóa như bánh kẹo với số lượng nhiều hơn và có giá cả cao hơn. Thị trường Việt Nam cũng đang hướng đến các sản phẩm chất lượng cao, dành cho người sành ăn.
 
Có thể thấy là một thị trường đầy hứa hẹn cho ngành bánh kẹo, Việt Nam đang ghi nhận một số công ty mới, cả trong nước và quốc tế, mở rộng các dòng sản phẩm bánh kẹo của họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dư địa cho các công ty đang có mặt mở rộng hơn nữa và nhiều công ty mới tham gia thị trường. Những công ty hiểu được nhu cầu và xu hướng địa phương và điều chỉnh hoạt động kinh doanh của họ cho phù hợp là sẽ những đơn vị thành công nhất.