• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
22 Tháng Mười Một 2024 1:23:22 SA - Mở cửa
Xây dựng Hải Dương thành trung tâm logistics
Nguồn tin: Báo Hải Dương | 06/09/2023 6:10:00 SA
Với lợi thế về vị trí địa lý, hạ tầng giao thông... trong định hướng phát triển kinh tế, Hải Dương đã xác định tầm nhìn trở thành trung tâm logistics ở vùng đồng bằng sông Hồng.
 
 
Hoạch định mục tiêu
 
Hiện có một số dịch vụ liên quan logistics được thực hiện tại Cảng cạn ICD Hải Dương. Ảnh: TC
Tập trung xây dựng Hải Dương trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hậu cần sau cảng (logistics) của vùng đồng bằng sông Hồng là nội dung tham luận được đồng chí Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Hồng lần thứ nhất, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuối tháng 7 vừa qua.
 
Hải Dương có vị trí kết nối chiến lược, nằm trên giao điểm của các tuyến hành lang kinh tế trong và ngoài nước, kết nối các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các đầu mối trọng điểm. Các hành lang này đều có sự lưu chuyển thương mại và hàng hóa lớn. Thực tế này đã và đang hình thành yêu cầu phát triển dịch vụ hậu cần sau cảng với hàng loạt kết nối chuyên biệt như hành lang Lào Cai - Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế Côn Minh (Trung Quốc) - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng. Từ đó giúp Hải Dương tận dụng lợi thế kết nối nhiều địa phương trên cả nước thông qua hệ thống đường cao tốc, một số tuyến quốc lộ: 1, 2, 5, 18, cửa khẩu, cảng biển quốc tế. Ngoài ra, với những hành lang kinh tế quốc tế, Hải Dương có tiềm năng lớn trở thành kênh thương mại chính kết nối, luân chuyển hàng hóa giữa các tỉnh phía Tây, Tây Nam Trung Quốc với các nước trong khối ASEAN, cũng như kết nối khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trở thành nhân tố thúc đẩy công nghiệp trong vùng.
 
Nằm trên trục cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hải Dương có vị trí trung tâm, kết nối các tỉnh, thành phố công nghiệp trọng điểm của miền Bắc. Trong đó Hải Phòng với trọng tâm phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, hệ thống logistics quy mô quốc tế; Quảng Ninh với trọng tâm phát triển chế biến thủy sản, sản xuất thiết bị năng lượng tái tạo; Bắc Ninh hướng đến công nghiệp điện, điện tử, tận dụng hệ sinh thái của Samsung; Hưng Yên hướng tới công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, đô thị thông minh và thương mại điện tử.
 
Trong định hướng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hải Dương có 33 khu công nghiệp với tổng quy mô 5.661 ha, 61 cụm công nghiệp với tổng quy mô 3.209 ha, phát triển một khu kinh tế chuyên biệt nằm ở phía nam cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc 2 huyện Bình Giang, Thanh Miện. Đặc biệt, giai đoạn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 8 trung tâm logistics ở TP Hải Dương, thị xã Kinh Môn và các huyện: Bình Giang, Kim Thành, Thanh Hà, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Ninh Giang với tổng diện tích gần 190 ha.
 
Chiến lược dài hơi
 
 
 
 
Về bản chất, dịch vụ logistics gồm rất nhiều loại hình để kết nối các khâu, chuỗi trong quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng. Theo nhận định của Sở Công thương, với ưu thế vị trí cạnh Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh là những trung tâm logistics lớn ở miền Bắc, Hải Dương có nhiều tiềm năng để phát triển mảng logistics đầu vào. “Đặc biệt là dịch vụ kho bãi, thông qua việc đóng vai trò cầu nối trung chuyển hàng hóa từ các cảng và một số địa phương, phân phối đi các địa phương khác trong khu vực phía Bắc nói riêng, cả nước nói chung”, ông Nguyễn Văn Quang, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương) cho biết. Cũng theo ông Quang, tốc độ tăng trưởng kép của ngành kho bãi giai đoạn 2016-2025 được dự báo cao hơn của ngành vận tải đường bộ. “Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của thị trường trong nước với các dịch vụ logistics này, tỉnh cần chú trọng đầu tư vào các dịch vụ kho bãi”, ông Quang nói thêm.
 
 
 
Với 10 chi nhánh thực hiện hoạt động logistics tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, ông Trần Đức Nghĩa, Giám đốc Công ty CP Quốc tế Delta (trụ sở Hà Nội) cùng chung nhận định này. “Bên cạnh việc thúc đẩy dịch vụ kho bãi, Hải Dương cần quy hoạch điểm trung chuyển hoặc trung tâm vận tải đường bộ. Từ đó tận dụng tối đa lợi thế trong luân chuyển hàng hóa. Ngoài ra, Hải Dương cần hình thành đội ngũ nhân sự am hiểu nghiệp vụ, pháp luật”, ông Nghĩa nói.
 
Tại Hải Dương đến nay chưa hình thành bất kỳ trung tâm logistics nào. Hiện mới có một số dịch vụ logistics như xếp dỡ, vận chuyển, lưu kho tạm thời, gom và chia hàng lẻ, sửa chữa, bảo dưỡng container… được thực hiện tại cảng cạn (ICD) Hải Dương ở phường Việt Hòa (TP Hải Dương) do Công ty CP Giao nhận và Kho vận Hải Dương làm chủ đầu tư và quản lý với quy mô diện tích 12 ha. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp FDI cũng cung cấp các dịch vụ giao nhận và lưu trữ hàng hoá. Tuy nhiên dịch vụ của các đơn vị này còn đơn lẻ, chưa có tính tích hợp cao, hầu hết là những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh cho các công ty logistics ở nước ngoài…
 
Để thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ và dịch vụ hậu cần sau cảng, tỉnh Hải Dương đã và đang tập trung triển khai rà soát, bổ sung, điều chỉnh, trình phê duyệt quy hoạch và tập trung triển khai các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các trung tâm dịch vụ logistics, các phân vùng phát triển công nghiệp hỗ trợ của địa phương và của vùng đồng bằng sông Hồng. Tập trung hình thành hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics có quy mô lớn tính liên kết cao; phát triển hệ thống kho lạnh trong các trung tâm logistics để đáp ứng nhu cầu bảo quản nông sản của vùng...
 
Để biến mục tiêu thành hiện thực, Hải Dương đang đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sớm có kế hoạch nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và triển khai Ga liên vận quốc tế tại Cẩm Giàng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) và các bộ, ngành quan tâm giới thiệu các nhà đầu tư lớn có năng lực và kinh nghiệm để khảo sát, phát triển trung tâm logistics tại tỉnh, nhất là ở khu vực các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Thanh Hà nhằm khai thác lợi thế nút giao với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; tại thị xã Kinh Môn để khai thác lợi thế kết nối với quốc lộ 5 và kết nối với sông Cấm ra cảng biển Hải Phòng...