• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.250,46 +8,35/+0,67%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.250,46   +8,35/+0,67%  |   HNX-INDEX   224,64   +1,07/+0,48%  |   UPCOM-INDEX   92,74   +0,39/+0,43%  |   VN30   1.311,26   +9,74/+0,75%  |   HNX30   479,79   +4,19/+0,88%
29 Tháng Mười Một 2024 6:43:50 CH - Mở cửa
Nỗ lực vươn lên từ đáy ‘đường cong nụ cười’
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 29/11/2024 3:57:09 CH

Việt Nam đang là một điểm đến có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong chuỗi cung ứng của ngành điện tử toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt, với những con người trẻ trung, năng động và luôn khao khát học hỏi, đang góp phần cho sự vươn lên mạnh mẽ của ngành điện tử Việt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Tôi nhớ rõ cảm xúc của các đoàn khách Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc khi tham quan nhà máy của chúng tôi” ông Đàm Đắc Quang, CEO Lumi Vĩnh Phúc, chia sẻ tại Hội thảo Nâng tầm doanh nghiệp điện tử Việt Nam dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Họ thực sự bất ngờ khi một công ty Việt Nam có thể làm hoàn chỉnh mọi khâu từ thiết kế phần mềm, phần cứng đến sản xuất sản phẩm, và thậm chí xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trước đây, họ nghĩ rằng doanh nghiệp Việt Nam chỉ đảm nhận một công đoạn nhỏ, thường là những việc đơn giản ở đáy của ‘đường cong nụ cười’ – nơi giá trị gia tăng rất thấp. Nhưng giờ đây, họ đã phải thay đổi cách nhìn.”

Đường cong nụ cười với vị trí đáy là sản xuất với lợi nhuận thấp.

Những chia sẻ này không chỉ là câu chuyện của riêng Lumi, mà còn là minh chứng sống động cho sự vươn lên mạnh mẽ của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam – một hành trình từ vị trí gia công đơn thuần đến việc tạo ra giá trị trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Những con số biết nói

Trong 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử Việt Nam đạt 105 tỷ USD, gần chạm ngưỡng của cả năm 2023 là 109 tỷ USD. Những con số này không chỉ phản ánh sự tăng trưởng ấn tượng mà còn thể hiện sự khẳng định của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Theo bà Đỗ Thị Thuý Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam, Uỷ viên BCH Hiệp hội doanh nghiệp điện tử Việt Nam, ngành điện tử Việt Nam đã trở thành một phần quan trọng của nền kinh tế và là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế.

"Việc Việt Nam trở thành một địa điểm sản xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu cũng được minh chứng qua các khoản đầu tư lớn của các nhà cung cấp hàng đầu như Foxconn, Pegatron… Sự phát triển này đồng nghĩa với việc Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Hương nhấn mạnh.

Miracle VN là một công ty sản xuất và cung ứng thiết bị, linh kiện phụ trợ cho bản mạch, linh kiện tản nhiệt. Dù tuổi đời non trẻ nhưng sản phẩm của công ty đã góp mặt trong những thiết bị của nhiều thương hiệu tên tuổi trên thế giới.

Nói với Vnbusiness về việc doanh nghiệp điện tử Việt tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giám đốc trẻ tuổi Lê Sỹ Giáp tự tin cho rằng, tại Việt Nam hiện nay, các yếu tố như con người, máy móc, trang thiết bị và công nghệ đều đủ năng lực để đáp ứng các đơn hàng quốc tế:

“Đội ngũ nhân sự, như tại công ty chúng tôi, là những người trẻ tuổi, giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo và luôn cầu thị, sẵn sàng học hỏi để hoàn thiện mình, đáp ứng tốt các yêu cầu từ khách hàng toàn cầu.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam tận dụng tốt các thành tựu và công nghệ sẵn có, đồng thời tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ những quốc gia phát triển đi trước. Điều này giúp doanh nghiệp trong nước kế thừa, cải tiến và phát triển nhanh chóng, từ đó nâng cao khả năng đón đầu xu hướng toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hỗ trợ thông qua các chính sách ưu đãi về nhà xưởng, thuế và nhiều khía cạnh khác, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp”.

Giờ đây với các các sản phẩm có độ hoàn thiện cao, các nhà đầu tư quốc tế không còn coi Việt Nam là một nơi chỉ để gia công giá rẻ. 

Thời gian qua Việt Nam đã thành công trong thu hút FDI và hình thành chuỗi cung ứng, bởi khung pháp lý và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển ngành công nghiệp điện tử, nguồn cung lao động và tiền lương, tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và xu hướng mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu và tác động của COVID-19.

Giờ đây, nhờ có các doanh nghiệp Việt như Miracle VN và Lumi, các nhà đầu tư quốc tế không còn coi Việt Nam là một nơi chỉ để gia công giá rẻ. Họ bắt đầu nhìn nhận Việt Nam như một trung tâm sáng tạo, nơi các doanh nghiệp không chỉ sản xuất mà còn tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.

Công ty Lumi do ông Đàm Đắc Quang và 2 thành viên khác cũng là cựu thành viên Robocon Đại học Bách Khoa Hà Nội sáng lập, đã nghiên cứu, sản xuất các thiết bị thông minh do chính các kỹ sư Việt Nam thiết kế từ phần cứng, phần mềm, đến cả các kiểu dáng công nghiệp. Sản phẩm sản xuất nội địa tại nhà máy của Lumi tại Việt Nam, cung cấp ra thị trường Việt Nam và xuất khẩu đến 8 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Thái Lan, Israel,... CEO Lumi tự hào rằng khách quốc tế đã thay đổi quan điểm, từ nghi ngờ đến ngạc nhiên trước năng lực của doanh nghiệp Việt Nam.

Những thách thức cần vượt qua

Ông Đàm Đắc Quang, xuất thân là một kỹ sư Bách Khoa, đang giới thiệu về doanh nghiệp của mình với các đối tác trong và ngoài nước.

Tầm nhìn của Lumi là chinh phục các doanh nghiệp FDI có nhu cầu phát triển sản phẩm điện tử, tham gia cùng họ không chỉ là phần gia công mà tất cả các công đoạn. Theo ông Quang, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á mang lại cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt.

“Rất nhiều nước muốn chọn Việt Nam làm nơi sản xuất để được chứng nhận về xuất xứ, hưởng các ưu đãi thuế nhập khẩu và xuất khẩu. Mặc dù thường các công ty sẽ kéo theo chuỗi cung ứng của họ đến Việt Nam nhưng cũng không ít công ty muốn nội địa hóa, tìm đối tác Việt. Trước đây họ nghĩ Việt Nam chỉ là một nơi làm về software outsourcing (thuê ngoài để phát triển phần mềm) nhưng khi nhìn thấy những gì doanh nghiệp Việt Nam có thể làm, với giá cả cạnh tranh thì họ đã thay đổi quan niệm”, ông Đàm Đắc Quang chia sẻ.

Tuy nhiên, vị CEO thừa nhận, không hề dễ dàng để doanh nghiệp Việt Nam chen chân vào được chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI vì các tiêu chuẩn rất cao về kinh nghiệm sản xuất, quy mô sản xuất, năng lực.

Đại diện Miracle VN cũng cho biết để có được một đơn hàng phải trải qua quá trình khảo sát, đánh giá năng lực rất công phu, đặc biệt đối với những khách hàng lần đầu tiếp xúc vì "đơn hàng xuất khẩu là sản xuất hàng loạt, đòi hỏi sự ổn định, yêu cầu quản lý từ con người, máy móc, trang thiết bị đều phải ổn định thì mới kiểm soát được". Nếu cơ sở vật chất hiện tại chưa đầy đủ thì doanh nghiệp sẽ cần thời gian để cải tạo, nâng cấp cho phù hợp với đơn đặt hàng.

Hành trình chinh phục chuỗi cung ứng quốc tế, đòi hỏi sự đổi mới, kiên trì và quyết tâm không ngừng từ các doanh nghiệp. Như ông Quang chia sẻ: “Quan điểm của chúng tôi là nếu không có bước khởi đầu thì mãi mãi chỉ có khó khăn. Doanh nghiệp phải có cái gì đó để nhà đầu tư nhìn thấy. Tại khu công nghiệp Thăng Long 3 - khu công nghiệp Nhật nhưng chúng tôi xây dựng nhà máy “hồn Việt” để tạo sự khác biệt. Chúng tôi quan niệm nếu đi theo mô hình giống như Nhật, Hàn, Đài Loan thì mãi mãi không đuổi theo họ được”. 

Vị CEO cho rằng khó khăn lớn nhất hiện nay của doanh nghiệp là cơ hội kết nối với các đối tác, chứ không nằm ở vấn đề kỹ thuật, hay quy mô. Chỉ khi tiếp xúc trực tiếp với các đối tác, dù thành công hay thất bại, doanh nghiệp đã có cơ hội hoàn thiện mình.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thuý Hương cho biết, các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành đang xây dựng một hệ sinh thái hỗ trợ cho việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để thực hành bền vững và duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong sản xuất và chế tạo. Các hội thảo, hoạt động giao thương được tổ chức thường xuyên với mục tiêu hướng tới kết nối, nâng cao năng lực công nghệ, năng lực quản trị và mở rộng tệp khách hàng trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp điện tử trong và ngoài nước.

Dù còn nhiều thách thức, tin rằng, với tinh thần cầu tiến, sáng tạo, và cách làm mới, doanh nghiệp Việt Nam sẽ ngày càng tham gia sâu rộng, tiến tới dẫn dắt chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đỗ Kiều-Link gốc