• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.218,57   -13,32/-1,08%  |   HNX-INDEX   221,53   -2,29/-1,02%  |   UPCOM-INDEX   91,33   -0,54/-0,59%  |   VN30   1.271,22   -15,43/-1,20%  |   HNX30   469,62   -6,98/-1,46%
15 Tháng Mười Một 2024 10:32:00 CH - Mở cửa
Thoái vốn sắp sôi động trở lại?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 26/06/2019 9:03:58 SA
Danh sách này bao gồm khá nhiều doanh nghiệp lớn mà Nhà nước đang nắm giữ vốn như Tổng CTCP Bảo Minh với 51%; CTCP Nhựa Bình Minh với 0,02%; CTCP FPT với 6%; CTCP Dược Lâm Đồng với 32%; Tập đoàn Bảo Việt với 3%; Tổng công ty Licogi với 41%; CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh với 11%.
 
Đồng thời, còn có Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex) với 36%; CTCP Nhiệt điện Hải Phòng với 9%; CTCP Sách Việt Nam với 10%; Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 8 với 18%… Ngoài ra, Vinamilk đang chờ ý kiến của Chính phủ.
 
Cấp tập thoái vốn
 
Theo SCIC, giai đoạn từ 2017 đến hết tháng 5/2019, SCIC đã bán vốn tại 51 doanh nghiệp trong đó cũng bao gồm cả Vinamilk và Nhựa Bình Minh. Cụ thể, bán hết vốn tại 47 doanh nghiệp, giảm sở hữu tại 4 doanh nghiệp và bán quyền mua cổ phần tại 2 doanh nghiệp.
 
Tổng giá trị thu được là 20.111 tỷ đồng, trên giá vốn là 3.077 tỷ đồng, chênh lệch bán vốn là 17.034 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 6,5 lần (cao hơn nhiều lần so với mức bình quân chung của cả nước giai đoạn 2011-2015 là 1,48 lần).
 
Sự thành công của nhiều thương vụ diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh như phiên đấu giá cổ phần tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) của SCIC và Viettel đã thu về tổng giá trị 9.367 tỷ đồng. Thương vụ thoái vốn tại Nhựa Bình Minh với chênh lệch bán lên tới 2.185 tỷ đồng, giá vốn là 145 tỷ đồng.
 
Không chỉ SCIC mà các Tập đoàn Nhà nước cũng cấp tập thoái vốn tại công ty con. Điển hình mới đây là Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) với cuộc tổng thoái vốn của đơn vị này.
 
Đầu tháng 6 vừa qua, Vinachem đã thực hiện đấu giá cổ phần tại CTCP Cao su Đà Nẵng (mã: DRC) và CTCP Cao su Sao Vàng (mã: SRC) nhằm giảm tỷ lệ sở hữu tại hai doanh nghiệp này về 36%. Tuy nhiên, chỉ có phiên đấu giá cổ phần SRC là thành công với toàn bộ cổ phần được bán hết, thu về gần 200 tỷ đồng.
 
Tới đây, Vinachem sẽ tiếp tục thoái toàn bộ 900.411 cổ phần, tương ứng 37,32% vốn tại CTCP Công nghiệp Hóa chất Đà Nẵng (mã: DCI) với giá khởi điểm là 113.700 đồng/cp, gấp 40 lần thị giá hiện nay là 2.800 đồng/cp.
 
Tương tự, Vinachem sẽ đấu giá gần 3,4 triệu cổ phiếu NET của CTCP Bột giặt NET (NETCO) với giá khởi điểm 30.900 đồng/cp, cao hơn 10% giá thị trường. Sau đấu giá, Vinachem còn sở hữu 36% vốn tại NETCO.
 
Ngoài ra, Vinachem cũng sẽ thực hiện bán đấu giá toàn bộ lô 221.087 cổ phần của CTCP Tư vấn Đầu tư và Xây dựng mỏ (Incodemic), tương đương 15% vốn tại công ty, giá khởi điểm là 24.780 đồng/cp.
 
Tất cả những phiên đấu giá này đều diễn ra vào ngày 10/7 tại HNX. Đáng chú ý, mẫu số chung của các doanh nghiệp Vinachem đang sở hữu vốn là kết quả kinh doanh sa sút nhưng lại được bán đấu giá với mức giá cao gấp nhiều lần giá thị trường.
 
Đi vào chất lượng
 
Thực tế thoái vốn vừa qua của SCIC cho thấy, khi các đợt thoái vốn của doanh nghiệp có tiềm năng được thông tin rộng rãi, cơ hội đầu tư vào những doanh nghiệp này được mổ xẻ, phân tích kỹ, sẽ có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực tham gia, nhất là khi SCIC thực hiện theo phương thức bán cả lô.
 
Bên cạnh các kết quả đạt được, tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn còn một số hạn chế, nhất là áp lực đang dồn vào hai năm 2019-2020 do không chỉ có khối lượng doanh nghiệp phải hoàn thành theo tiến độ mà còn có những doanh nghiệp chưa hoàn thành được chuyển tiếp sang và một số doanh nghiệp đề nghị điều chỉnh thời gian thực hiện.
 
Nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến phương án sử đụng đất, xác định giá trị doanh nghiệp… đã ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn và cổ phần hóa.
 
Có thể lấy ví dụ trường hợp mới đây nhất, thanh tra Chính phủ ra thông báo Kết luận thanh tra quá trình cổ phần hóa Tổng công ty Thiết bị Y tế Việt Nam, việc thoái vốn nhà nước tại CTCP Nhựa Y tế (Mediplast), Tổng công ty Cổ phần Y tế (Danameco); việc sáp nhập CTCP Nhựa y tế vào Tổng công ty thiết bị y tế Việt Nam phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế.
 
Trong đó, có một vấn đề nổi bật là khi xác định giá trị doanh nghiệp để chuyển đổi sang CTCP, Ban chỉ đạo cổ phần hóa đã không chỉ đạo, kiểm tra, xác định lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm, so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán, không báo cáo Bộ Y tế về giá trị tăng thêm của cổ phiếu Mediplast từ 25.200 đồng/cp lên 29.484 đồng/cp và không xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thực hiện chưa đúng quy định, phản ánh không chính xác giá trị doanh nghiệp.
 
Trong rất nhiều thương vụ thoái vốn, những mảnh “đất vàng” vẫn luôn là “miếng mồi béo bở” để các nhà đầu tư nhắm đến. Nhà đầu tư sẵn sàng mua lại công ty đang hoạt động kém cỏi trong lĩnh vực chính với mức giá cao hơn rất nhiều so với giá đang giao dịch trên sàn, chỉ vì công ty sở hữu nhiều “đất vàng”.
 
Theo Bộ Tài chính, đến nay, cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đang được tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước.
 
Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng theo phương thức dựng sổ có hiệu lực từ 3/6 nhằm hỗ trợ công tác thoái vốn đạt hiệu quả cao nhất.
 
Do đó, hiệu quả không chỉ là bán hết cổ phần mà cần phải tiến tới chất lượng, cần loại bỏ những “hạt sạn” để tránh tình trạng “bình mới, rượu cũ” làm thất thoát tài sản của Nhà nước.
 
Linh Đan
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.