VN-INDEX 1.218,57 -13,32/-1,08% |
HNX-INDEX 221,53 -2,29/-1,02% |
UPCOM-INDEX 91,33 -0,54/-0,59% |
VN30 1.271,22 -15,43/-1,20% |
HNX30 469,62 -6,98/-1,46%
16 Tháng Mười Một 2024 1:36:51 SA - Mở cửa
Cổ phiếu khu công nghiệp và thủy sản nổi sóng, VN-Index vẫn giảm điểm
Nguồn tin: Người đồng hành |
27/04/2020 3:40:00 CH
15h00
Kết phiên, VN-Index giảm 5,89 điểm (-0,76%) xuống 770,77 điểm khi hầu hết cổ phiếu trong nhóm VN30 đều giảm giá. Như, VCB giảm 3%, BID giảm 2,5%, VIC giảm 1,1%. Các cổ phiếu khác như SAB, VNM về tham chiếu, FPT, PNJ, MWH, BVH đều chìm trong sắc đỏ. Toàn sàn có 186 mã tăng, 175 mã giảm và 55 mã đứng giá.
Ở chiều ngược lại, VPB chỉ tăng còn 2,4% trước lực bán áp đảo đến từ nhóm nhà đầu tư nước ngoài với khối lượng bán ròng hơn 3,8 triệu đơn vị, CTD tăng 5,6% lên 64.000 đồng/cp…
Đặc biệt, dòng tiền dịch chuyển mạnh sang nhóm cổ phiếu vốn hoá vừa và nhỏ khiến nhiều mã có sự bứt phá. Trong đó, SZL, SZC, GVR, D2D, VHC, ANV, DBC, NKG, IJC… đều tăng trần. Các cổ phiếu khác như VSC, LHG… tăng hơn 5%.
Trên HNX, VCS tăng 0,7%, NDN tăng 1,2%, DTD tăng 5% nhưng không đủ giúp HNX-Index tránh một phiên giảm điểm trước áp lực đến từ ACB và SHB. Chỉ số dừng ở mức 106,3 điểm, giảm 0,67 điểm (-0,63%). Toàn sàn có 90 mã tăng, 67 mã giảm và 60 mã đứng giá.
Ngược lại, UPCoM-Index tăng 0,31 điểm (0,6%) lên 51,97 điểm nhờ SIP tăng 13,5% lên 83.900 đồng/cp, MPC tăng 8,4%... Toàn sàn có 117 mã tăng, 62 mã giảm và 48 mã đứng giá.
Thanh khoản thị trường xấp xỉ so với phiên trước với hơn 5.200 tỷ đồng, tương ứng khối lượng hơn 365 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại đẩy mạnh bán ròng hơn 470 tỷ đồng trên HoSE và HNX, mua ròng hơn 6 tỷ đồng trên UPCoM. Nhóm cổ phiếu bị bán ròng trong phiên hôm nay là VCB, VPB, VRE, VNM… và mua ròng ở các mã như VIC, HPG, SAB…
Nguồn: VDSC
14h05
Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp và cao su ghi nhận sự bứt phá với nhiều mã tăng trần. Có thể kể đến như SZL, SZC, D2D, SIP, PHR, GVR… Ngoài ra, nhóm thuỷ sản như MPC tăng 9,8%, VHC, ANV tăng trần.
Ở chiều ngược lại, trong nhóm VN30, có đến 25 mã giảm. Trong đó, VCB giảm mạnh nhất với 2,9%, PLX giảm 2,2%... đã khiến VN-Index nới rộng đà giảm thành 4,33 điểm (-0,56%) xuống 777,29 điểm. HNX-Index giảm 0,67 điểm (-0,62%) xuống 106,31 điểm.
11h30
Kết phiên sáng, lực bán tăng dần theo thời gian khiến cho các chỉ số quay đầu giảm điểm. VCB giảm 2,6% xuống 67.100 đồng/cp, PNJ giảm 1,7%, VRE giảm 1,5%... Các cổ phiếu khác như VHM, VIC, HPG, MSN… đều không giữ được sắc xanh.
VNM và VPB là 2 cổ phiếu đóng vai trò nâng đỡ chỉ số khi tăng 1,3% và 4,6%.
VN-Index dừng ở mức 773,88 điểm, giảm 2,78 điểm (-0,36%). Toàn sàn có 168 mã tăng, 171 mã giảm và 54 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0,54 điểm (-0,5%) xuống 106,43 điểm. Toàn sàn có 55 mã tăng, 70 mã giảm và 58 mã đứng giá.
Trên UPCoM, SIP tăng 8,9% lên 80.500 đồng/cp, QNS tăng 1,8%, VEA tăng 1,2%... trong khi VBB khi giảm 5,5%, VIB giảm 1,4%, LPB giảm 1,4%... UPCoM-Index tăng 0,04 điểm (0,08%) lên 51,7 điểm. Toàn sàn có 89 mã tăng, 47 mã giảm và 45 mã đứng giá.
Thanh khoản phiên sáng đạt hơn 3.200 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 230 triệu cổ phiếu.
11h00
Áp lực bán quay trở lại, trong đó VPB còn 4,6%, hiện ở mức 21.400 đồng/cp khi khối ngoại bán ròng mạnh với 2,2 triệu cổ phiếu.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu tăng mạnh đầu phiên như VHM, VIC, VNM cũng đã bị thu hẹp đáng kể. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu ngân hàng, dầu khí… như TCB, MBB, BID, VCB, PLX, PVD… đều giảm giá.
EIB có xuất hiện giao dịch thoả thuận với khoảng 20 triệu cổ phiếu, giá giảm 2% xuống 15.000 đồng/cp.
DBC tăng 4,4% lên 25.900 đồng/cp. Ông Nguyễn Như So, Chủ tịch Hội đồng quản trị Dabaco nhận định lợi nhuận doanh nghiệp có thể đạt bằng vốn điều lệ (hiện là 911 tỷ đồng) với tình hình thị trường như hiện nay.
VN-Index hiện ở mức 778,32 điểm, tăng 1,66 điểm (0,21%). HNX-Index quay đầu giảm 0,28 điểm (-0,26%) xuống 106,69 điểm khi ACB về mức tham chiếu, SHB giảm 1,8%...
Khối ngoại hiện bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên 2 sàn chính, tập trung vào các cổ phiếu như VPB, VCB, VNM…
9h30
Mở cửa, một số cổ phiếu trong nhóm VN30 tiếp tục hồi phục đã giúp cho các chỉ số duy trì được đà tăng. Trong đó, VPB tăng trần lên 21.900 đồng/cp sau khi có thông tin xin ý kiến đại hội đồng cổ đông về việc xem xét thông qua phương án mua lại tối đa 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành làm cổ phiếu quỹ (gần 122 triệu cổ phiếu).
Các cổ phiếu khác như VNM tăng 2,9% lên 105.800 đồng/cp, VHM tăng 2,3%, MSN, BVH, VIC... đều tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu điện, nước như PPC, NT2, TDM, BWE... tiếp tục giao dịch cực.
Theo đó, VN-Index tăng 3,39 điểm (0,44%) lên 783,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 45 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị khoảng 650 tỷ đồng.
Trên HNX, ACB tăng 1% lên 20.500 đồng/cp, VCS tăng 2,8% là động lực chính giúp HNX-Index tăng 0,45 điểm (0,42%) lên 107,44 điểm. Khối lượng giao dịch đạt khoảng 5 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng hơn 41 tỷ đồng.
UPCoM-Index cũng có diễn biến tương tự khi tăng 0,13 điểm (0,25%) lên 51,79 điểm.
Tuần giao dịch 20-24/4, thị trường chứng khoán trong nước rung lắc mạnh khi có sự phân hoá ở nhiều nhóm ngành như ngân hàng, dầu khí, bất động sản... VN-Index đứng ở mức 776,66 điểm, tương ứng giảm 1,64% so với tuần trước đó. HNX-Index giảm mạnh 3,16% xuống 106,97 điểm.
Tương tự như các tuần gần đây, cả giao dịch của khối ngoại lẫn tự doanh công ty chứng khoán (CTCK) đều đi theo chiều hướng tiêu cực. Trong đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng tuần thứ 13 liên tiếp trên cả 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM. Tính riêng tuần vừa qua, tổng giá trị rút ròng hơn 1.700 tỷ đồng, tương ứng khối lượng khoảng 82,8 triệu cổ phiếu, tăng 30,65% về giá trị và hơn 53% về khối lượng giao dịch. Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài mua vào xấp xỉ 90 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 2.527 tỷ đồng, trong khi bán ra 172,5 triệu cổ phiếu với trị giá tương ứng 4.236,6 tỷ đồng.
Đối với nhóm tự doanh CTCK, theo dữ liệu từ FiinPro, đây là tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị đạt hơn 307 tỷ đồng (giảm 68%) so với tuần trước, tương ứng khối lượng bán ròng là 9,6 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, khối tự doanh bán ròng tổng cộng 2.300 tỷ đồng.
Theo SHS, VN-Index có thể sẽ giằng co và đi ngang với biên độ trong khoảng 750-795 điểm (MA20-50) trong bối cảnh cận kề nghỉ lễ. VCSC dự báo trong phiên giao dịch tới, dấu hiệu “cạn cung” và hiệu ứng cuối ngày có thể giúp thị trường có một phiên tăng điểm để VN-Index, HNX-Index kiểm định kháng cự MA10 nói trên.
Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:
Ban Thư ký Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ước tính tăng trưởng kinh tế của tổ chức gồm 21 nền kinh tế thành viên này sẽ giảm 2,7% trong năm nay do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Thị trường năng lượng tuần trước biến động mạnh với giá dầu WTI lần đầu tiên xuống âm và chốt phiên 20/4 ở -37,63 USD/thùng. Giá dầu có xu hướng tăng trở lại vào cuối tuần nhưng vẫn có tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Cụ thể, giá dầu Brent tương lai ngày 24/4 tăng 0,5% lên 21,44 USD/thùng, chốt tuần giảm 24%. Giá dầu WTI tương lai cùng ngày tăng 2,7% lên 16,94 USD/thùng, chốt tuần giảm 7%.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, 210 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 2.887.894 ca nhiễm nCoV, trong đó 202.368 ca tử vong, tăng lần lượt 96.908 và 6.448 trường hợp so với một ngày trước. 814.025 người đã bình phục.
Covid-19 và những lo lắng về hậu quả kinh tế đi kèm là hai đại dịch đang khiến chúng ta lo ngại, theo Robert J. Shiller.
|
|
|
|
|