• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 9:43:10 CH - Mở cửa
Việt Nam đảo ngược tình thế lệ thuộc vốn vay nước ngoài
Nguồn tin: BizLIVE | 05/10/2021 10:30:44 SA
Không những đảo ngược tình thế, chi phí vay vốn mà ngân sách phải trả cũng đã được giảm thiểu ở cấp độ lớn.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có báo cáo tổng quan nhìn lại 12 năm thị trường trái phiếu
Chính phủ chuyên biệt (9/2009 – 9/2021).
 
Điểm nổi bật trong báo cáo này, cũng là kết quả của Chính phủ sau quá trình 12 năm nói trên, tập trung ở việc đảo ngược được tình thế lệ thuộc vốn vay nước ngoài trước đây và giảm thiểu chi phí phải trả cho ngân sách.
 
 
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) - đầu mối tổ chức đấu thầu và giao dịch trái phiếu Chính phủ
 
Xu hướng đảo ngược này đã thể hiện rõ những năm gần đây; số liệu HNX vừa cập nhật nhấn mạnh thêm mức độ của xu hướng.
 
 
 Quy mô phát hành và lãi suất TPCP giai đoạn 2009-2021 - Nguồn: HNX
 
Cụ thể, HNX cho biết, qua 12 năm, công tác phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) đã khẳng định được vai trò là công cụ tái cơ cấu nợ công, giúp nợ công giảm tỷ trọng vay nước ngoài từ 73,6% năm 2010 xuống mức 63,4% năm 2015 và chỉ còn 34,8% năm 2021.
 
Điều đó có nghĩa tỷ trọng lớn và chủ yếu nhu cầu huy động vốn của Chính phủ đã được các nguồn lực trong nước có năng lực tốt hơn giai đoạn trước đây để đáp ứng.
 
Liên quan đến điểm này, giữa giai đoạn 12 năm nói trên, thị trường từng ghi nhận lần đầu tiên có định chế tài chính trong nước chủ động và đáp ứng được nguồn ngoại tệ 1 tỷ USD cho Chính phủ. Năng lực này được tiếp tục và khẳng định những năm sau đó, thay vì đi huy động ở thị trường quốc tế.
 
Như trên, nợ công từng có tới 73,6% dựa vào vay nước ngoài thì nay đã giảm mạnh xuống chỉ còn 34,8%. Cấu phần lớn còn lại được nguồn lực trong nước đáp ứng. Đáng chú ý, ở kênh “tự chủ” này, một mặt lãi suất và chi phí phải trả đã giảm rất mạnh so với giai đoạn trước, mặt khác cơ cấu kỳ hạn đã kéo dài để tạo điều kiện cân đối và giãn các điểm đỉnh nợ.
 
Cụ thể, HNX cho biết, trong 12 năm nói trên, lãi suất bình quân huy động TPCP đã giảm từ khoảng 10% năm 2009 xuống khoảng 2% năm 2021; kỳ hạn phát hành bình quân kéo dài từ 2-3 năm năm 2009 lên tới 12,2 năm năm 2021, thông qua đó góp phần tái cơ cấu nợ công theo hướng an toàn, bền vững và tái cơ cấu giảm các đỉnh nợ rơi vào một số năm trở nên đồng đều hơn.
 
 
 Quy mô và thanh khoản thị trường TPCP giai đoạn 2009-2021 - Nguồn: HNX
 
Về kết quả chung khác, trên thị trường sơ cấp, trong vòng 12 năm, hơn 2,47 triệu tỷ đồng vốn đã được huy động cho ngân sách nhà nước để phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Con số này tương ứng với mức huy động bình quân năm đạt hơn 206 nghìn tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 10% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội năm 2020, và 28,3% tổng vốn đầu tư của khu vực nhà nước năm 2020.
 
Để huy động được lượng vốn hơn 2,47 triệu tỷ đồng này, đã có hơn 2.600 phiên đấu thầu TPCP được tổ chức tại HNX với tỷ lệ huy động thành công bình quân đạt 60-70% trên tổng khối lượng gọi thầu.
Theo HNX, trên thị trường thứ cấp, giao dịch TPCP không ngừng tăng về quy mô và độ sâu, tiệm cận với các nước có thị trường TPCP phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 
Tổng dư nợ thị trường TPCP tại HNX tính đến hết tháng 8/2021 đạt 1,4 triệu tỷ đồng, gấp 8,7 lần quy mô năm 2009. Thanh khoản trái phiếu năm 2021 đạt mức 10,8 nghìn tỷ đồng/phiên, gấp 29,7 lần so với năm 2009. Giá trị giao dịch Repos theo đó cũng tăng trưởng mạnh mẽ từ quy mô khiêm tốn với tỷ trọng 6,5% trên tổng giá trị giao dịch năm 2009 lên mức 33% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường năm 2021.