Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 08/04/2021 với 49 mã giảm giá, 11 mã đứng giá và 29 mã tăng giá. Khối ngoại mua ròng trở lại với tổng mức mua ròng hơn 447 ngàn đơn vị.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 08/04/2021 với 49 mã giảm giá, 11 mã đứng giá và 29 mã tăng giá. Trong đó, CVIC2004 và CVHM2010 là hai mã giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 8.7% và 8.1%. Trên thị trường cơ sở, VIC kết phiên giảm 1.8%, VHM giảm 0.8%. Ở chiều ngược lại, CKDH2001 và CKDH2002 là hai mã dẫn đầu đà tăng, với mức tăng lần lượt 9.1% và 6.4%.
Tổng khối lượng giao dịch của thị trường chứng quyền trong phiên ngày 08/04/2021 chỉ đạt 13.1 triệu đơn vị, giảm 24.57%. Giá trị giao dịch đạt 68.6 tỷ đồng, giảm 27.46% so với phiên ngày 07/04/2021.
Khối ngoại mua ròng trở lại trong phiên 08/04/2021 với tổng mức mua ròng hơn 447 ngàn đơn vị. Trong đó, CHDB2007 và CVIC2005 là hai mã chứng quyền được khối ngoại mua ròng nhiều nhất.
Cũng trong phiên giao dịch ngày 08/04/2021, CNVL2003 và CHPG2018 là hai mã chứng quyền có giao dịch sôi động nhất. Mặt khác, CHPG2018 cũng là mã dẫn đầu thị trường về giá trị giao dịch.
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá hợp lý với thời điểm khởi đầu ngày 09/04/2021, khung giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CHPG2014 và CMWG2017 hiện đang là mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effecting gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Theo đó, CVJC2004 và CVHM2006 hiện là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effecting gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 6.78 và 5.54 lần.