• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,55 +0,44/+0,04%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,55   +0,44/+0,04%  |   HNX-INDEX   221,69   -0,79/-0,35%  |   UPCOM-INDEX   92,80   -0,31/-0,33%  |   VN30   1.316,95   +3,47/+0,26%  |   HNX30   460,25   -1,94/-0,42%
20 Tháng Giêng 2025 3:55:31 CH - Mở cửa
Agriseco - Việt Nam đang trong mức lạm phát tối ưu để chứng khoán tăng trưởng
Nguồn tin: Người đồng hành | 16/06/2021 10:21:19 SA
Agriseco Research cho biết, lạm phát tăng chưa chắc làm giảm giá chứng khoán trong khi ở mức độ vừa phải có thể là điều tốt cho nền kinh tế là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong môi trường tăng giá sản phẩm. 
Mức lạm phát dưới 4%/năm được cho là tốt nhất cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
Khi lạm phát tăng tốc vọt lên trên vùng 2 chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư.
 
Bộ phận phân tích Chứng khoán Agribank (Agriseco Research) đã có những phân tích về ảnh hưởng của lạm phát và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
 
Lạm phát tăng tác động thế nào tới chứng khoán ?
 
Agriseco Research cho biết, lạm phát tăng chưa chắc làm giảm giá chứng khoán. Theo thống kê lịch sử, tác động của lạm phát tới thị trường chứng khoán không đơn thuần là mối quan hệ nhân quả mà phụ thuộc vào mặt bằng lạm phát đặt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế cũng như triển vọng duy trì mặt bằng lạm phát như thế nào. Ngày 10/6, chứng khoán Mỹ vẫn tiếp tục tăng điểm và đóng cửa tại đỉnh mới, mặc dù số liệu lạm phát tăng cao nhất 13 năm và ngang với thời điểm trước khi xảy ra Đại suy thoái năm 2008. Thị trường tỏ ra không lo lắng khi lạm phát tăng cao mà chỉ đánh giá điều này chỉ là tạm thời giống như quan điểm của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.

 
Nguồn: Agriseco Research.
 
Trong khi đó, lạm phát ở mức độ vừa phải có thể là điều tốt cho nền kinh tế, là động lực để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh trong môi trường tăng giá sản phẩm. Lạm phát xảy ra trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thường là điều tốt, ngược lại khi kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái. Thống kê trong 10 năm gần đây tại thị trường Mỹ thì chỉ số S&P500 tăng trưởng lợi nhuận cao nhất khi lạm phát trong khoảng 2-3%.

 
Nguồn: Agriseco Research.
 
Điều ngược lại xảy ra khi lạm phát tăng sốc và đột ngột, thị trường chứng khoán Mỹ thường giảm rất mạnh. Thống kê hơn 50 năm gần đây cho thấy, vào các năm lạm phát Mỹ tăng mạnh hơn năm trước 3% trở lên, chỉ số S&500 giảm trung bình tới gần 10%/năm. Điển hình là giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ 1973-1974 khiến lạm phát vượt ngưỡng 10%, chỉ số S&P500 đã sụp đổ với mức giảm lần lượt 17,3% và 29,7% trong 2 năm 1973 và 1974.
 
Môi trường lạm phát vẫn rất thuận lợi cho chứng khoán Việt Nam
 
Việt Nam đang trong mức lạm phát tối ưu để chứng khoán tăng trưởng. Chứng khoán Việt Nam đang trải qua chuỗi ngày thăng hoa và liên tục lập đỉnh lịch sử. Một trong những nhân tố hỗ trợ chính là mức lạm phát và lãi suất đang ở mức rất thấp. Theo thống kê của Agriseco Research, mức lạm phát dưới 4%/năm là tốt nhất cho thị trường chứng khoán. Cụ thể, kể từ khi thành lập thị trường chứng khoán tới nay, kinh tế Việt Nam đã trải qua 106 tháng có mức CPI hàng năm nhỏ hơn 4%. VN-Index tăng trưởng trung bình tới 2,73%/tháng trong các tháng này, cao vượt trội so với mặt bằng chung.

 
Nguồn: Agriseco Research.
 
Lạm phát có thể nhích lên, nhưng trong vùng 4 - 8% vẫn là môi trường phù hợp cho chứng khoán. Mức lạm phát bình quân 5 tháng đầu năm thấp nhất 6 năm, CPI tháng 5/2021 chỉ tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020. Hiện có những lo ngại về giá xăng dầu và vật liệu xây dựng tăng cao, bên cạnh việc nhu cầu hồi phục khiến đẩy mặt bằng lạm phát lên tầm cao mới trong nửa cuối năm.
 
Agriseco Research đánh giá lạm phát mặc dù có thể tăng, tuy nhiên trong trường hợp tăng vượt mục tiêu 4% của Chính phủ thì tại vùng đệm 4%-8% vẫn là mức thuận lợi cho thị trường chứng khoán, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng. Thống kê lịch sử cho thấy VN-Index đã chứng kiến 77 tháng có mức lạm phát trong khoảng 4% tới 8%, tỷ suất trung bình VN-Index trong các tháng này vẫn đạt 2% là mức khả quan. Quan sát dự báo lạm phát Việt Nam giai đoạn 2021-2022 của các tổ chức lớn như ADB, IMF, Worldbank, hầu hết nhận định đều cho rằng lạm phát vẫn quanh ngưỡng 3 - 5%. Điều này là động lực quan trọng để thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng trong 2 năm tới.

 
Nguồn: Agriseco Research.
 
Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu lạm phát vượt quá 10%. Khi lạm phát tăng tốc vọt lên trên vùng 2 chữ số, chứng khoán thường lao dốc rất mạnh và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Thống kê cho thấy VN-Index đã trải qua 37 tháng có mức lạm phát cao hơn 10%, tỷ suất thị trường giai đoạn này sụt giảm tới 2,83%/tháng. Đặc biệt hơn có những tháng giảm khủng khiếp trên 20%/tháng như các tháng trong giai đoạn 2008-2009. Do hệ lụy của nới lỏng tiền tệ, tài khóa quá mức, lạm phát đã tăng vượt 10% từ cuối 2017 và tăng liên tục, tạo đỉnh giữa 2018 với mức gần 30%. VN-Index đã sụt tới 70% trong giai đoạn này. Một ví dụ khác diễn ra vào năm 2011 khi lạm phát duy trì trong ngưỡng 12 - 23% suốt cả năm (chủ yếu do kích thích tài khóa không hiệu quả), chứng khoán đã sụt giảm gần như cả năm với mức sụt giảm lên tới 30% tính riêng trong năm 2011.
 
Chứng khoán là kênh đầu tư phù hợp phòng chống lạm phát
 
Quan điểm truyền thống cho rằng vàng là một kênh đầu tư chống lạm phát tốt. Tuy nhiên, thống kê của Bloomberg về sự tỷ suất các kênh tài sản khi lạm phát tăng mạnh cho thấy vàng không phải kênh đầu tư hấp dẫn khi tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhiều so với S&P 500 và giá hàng hóa cơ bản như dầu, kim loại, hàng hóa nông sản... Một so sánh khác giữa 9 lớp tài sản chống lạm phát, đề xuất bởi Investopedia cho thấy, nhóm S&P500 – đại diện cho nhóm cổ phiếu - đang có mức tỷ suất lợi nhuận 5 năm cao nhất trong khi tỷ suất chi phí thấp so với 8 tài sản còn lại.
 
Suốt bề dầy lịch sử, kênh chứng khoán đã chứng tỏ vị thế là kênh đầu tư hàng đầu trong việc chống lại lạm phát. Thống kê của Agriseco Research từ năm 1970 tới nay tại thị trường Mỹ, giá chứng khoán tăng trung bình 7,13%/năm so với mức tăng 2,14%/năm của lạm phát. Tại Việt Nam, VN-Index tăng trung bình tới 15,9%/năm; cao hơn áp đảo so với mức tăng 6,4%/năm của lạm phát. Theo đánh giá của FiinGroup, VN-Index hiện được định giá P/E ở mức 18,6x lợi nhuận trượt 4 quý gần nhất đến hết quý I/2021 và P/B ở mức 2,8x. Mặc dù VN-Index đang liên tục lập đỉnh nhưng xét trên chiều dài lịch sử 10 năm qua, đây là mức định giá vẫn chưa quá cao so với trung bình 1 lần độ lệch chuẩn của chỉ số định giá này.

 
Nguồn: Agriseco Research.