• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.247,42 -3,79/-0,30%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 10:55:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.247,42   -3,79/-0,30%  |   HNX-INDEX   225,73   +0,41/+0,18%  |   UPCOM-INDEX   92,36   -0,08/-0,09%  |   VN30   1.304,52   -4,31/-0,33%  |   HNX30   484,21   +2,29/+0,47%
03 Tháng Mười Hai 2024 10:58:51 SA - Mở cửa
Nhiều yếu tố hỗ trợ, xuất khẩu cả năm dự báo đạt khoảng 350 tỷ USD
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 25/10/2023 8:49:26 SA

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng 8 và 9 đều đạt hơn 30 tỷ USD/tháng, cao hơn bình quân chung trong 9 tháng đầu năm. Với nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho việc xuất khẩu hàng hoá, dự báo quý IV duy trì được mức 30 tỷ USD/tháng, xuất khẩu cả nước trong năm nay có thể đạt khoảng 350 tỷ USD.

Tổng cục Hải quan cho biết hết tháng 9, lĩnh vực xuất khẩu có 2 nhóm hàng có kim ngạch tăng trưởng từ 1 tỷ USD trở lên là rau quả và phương tiện vận tải, phụ tùng.

Trong đó, ấn tượng nhất chính là nhóm hàng rau quả. Tháng 9 xuất khẩu nhóm hàng này đạt kim ngạch cao nhất từ trước tới nay với 667,5 triệu USD, tăng tới 43,7% so với tháng trước. Tính chung 9 tháng đạt tới 4,21 tỷ USD, tăng 72,5% (tương ứng tăng 1,77 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu hàng rau quả lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 2,75 tỷ USD, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trong năm nay có thể đạt khoảng 350 tỷ USD.

Nhóm phương tiện vận tải và phụ tùng có kim ngạch tăng trưởng 1,47 tỷ USD, qua đó đưa kết quả 9 tháng lên con số 10,28 tỷ USD. Đây là nhóm hàng xuất khẩu “chục tỷ đô” duy nhất tăng trưởng dương trong 9 tháng qua. Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nhóm hàng này như: Nhật Bản đạt hơn 2,1 tỷ USD; Hoa Kỳ đạt hơn 2 tỷ USD; Hàn Quốc đạt hơn 953,5 triệu USD…

Ngoài ra, gạo cũng là nhóm hàng xuất khẩu có tăng trưởng ấn tượng, với kim ngạch tăng thêm gần đạt con số 1 tỷ USD. Hết tháng 9, xuất khẩu gạo cả nước đạt 6,42 triệu tấn và kim ngạch đạt 3,54 tỷ USD, tăng 19,5% về lượng và tăng 35,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái (tương ứng tăng 935 triệu USD).

ASEAN và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam, chiếm 73% lượng gạo xuất khẩu. Trong đó, thị trường ASEAN đạt 3,82 triệu tấn, tăng 28%; Trung Quốc đạt 859 nghìn tấn, tăng 37,2% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2023 xuất khẩu ghi nhận 6 nhóm hàng sụt giảm “tỷ đô”, trong đó hầu hết là các nhóm hàng chủ lực có kim ngạch giảm từ 1 tỷ USD trở lên nên có tác động mạnh đến xuất khẩu chung của cả nước.

Cụ thể, hết tháng 9, xuất khẩu của cả nước đạt 258,97 tỷ USD, giảm 8,5% (tương ứng giảm 24,02 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước đạt khoảng 28,8 tỷ USD/tháng.

Dữ liệu chi tiết của Tổng cục Hải quan cho thấy, giảm mạnh nhất là điện thoại và linh kiện. Hết tháng 9, nhóm hàng này mới đạt 38,92 tỷ USD, giảm 13,7%, tương ứng giảm 6,17 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Do sự sụt giảm này nên điện thoại và linh kiện đã mất ngôi vị số 1 về xuất khẩu vào nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Tiếp đến là ngành hàng dệt may có kim ngạch giảm nhiều thứ 2 với 3,94 tỷ USD, hết tháng 9 nhóm hàng này mới đạt 25,1 tỷ USD. Đứng thứ ba về sự sụt giảm là giày dép các loại giảm 3,47 tỷ USD, qua đó kim ngạch cả 9 tháng mới đạt 14,7 tỷ USD.

Những nhóm hàng tiếp theo có kim ngạch giảm mạnh lần lượt là: máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng giảm 3,36 tỷ USD (hết tháng 9 đạt 30,91 tỷ USD); gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm 2,69 tỷ USD (hết tháng 9 đạt 9,62 tỷ USD); hàng thủy sản giảm 1,87 tỷ USD (hết tháng 9 đạt 6,6 tỷ USD).

Như vậy, riêng 6 nhóm hàng chủ lực nêu trên có tổng kim ngạch giảm tới 21,5 tỷ USD, chiếm 89,5% mức giảm kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước.

Mặc dù xuất khẩu vẫn còn những "mảng màu xám", song các chuyên gia nhận định đang có nhiều yếu tố thuận lợi kỳ vọng xuất khẩu có thể khôi phục tăng trưởng vào quý IV/2023. Đó là yếu tố vụ mùa cuối năm, nhiều lễ hội sắp diễn ra khiến nhu cầu mua sắm tại các nước tăng trở lại. Bên cạnh đó, việc Anh gia nhập Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mở ra cơ hội mới cho xuất khẩu Việt Nam.

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại San Francisco (Hoa Kỳ), một lượng lớn hàng tồn kho được giải phóng, việc làm được cải thiện, sức mua tại Hoa Kỳ sẽ dần phục hồi, nhất là phục vụ cho mua sắm dịp cuối năm 2023, dẫn đến dự báo nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ phục hồi nhẹ vào quý 4/2023.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại thị trường Cộng hòa Liên bang Đức, cho biết cơ hội đưa hàng Việt Nam vào Đức còn cao. Người tiêu dùng Đức sẵn sàng sử dụng sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh từ các quốc gia đang phát triển. Việt Nam có nhiều sản phẩm mà người Đức có nhu cầu cao như đồ gỗ, đồ may mặc, dệt may, giày dép, cà phê, rau quả nhiệt đới.

Thanh Hoa