• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,11 +0,14/+0,01%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:00 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,11   +0,14/+0,01%  |   HNX-INDEX   223,57   +0,48/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   92,35   +0,39/+0,42%  |   VN30   1.301,52   +0,46/+0,04%  |   HNX30   475,60   +1,33/+0,28%
28 Tháng Mười Một 2024 6:32:10 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ
Nguồn tin: Báo Công thương | 28/11/2023 10:32:50 SA

Doanh nghiệp FDI chiếm từ 48% đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ.

Báo cáo “Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành gỗ Việt Nam: Thực trạng và xu hướng phát triển giai đoạn 2020 tới 9 tháng năm 2023” vừa được Tổ chức Forest Trends phối hợp với các hiệp hội gỗ công bố cho hay, nhóm doanh nghiệp FDI đóng góp vai trò quan trọng vào tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ khi giá trị xuất khẩu của khối này hàng năm luôn chiếm từ 48 - 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Khối doanh nghiệp FDI đã trở thành một hợp phần quan trọng không thể tách rời.

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Mặc dù số lượng các dự án FDI đầu tư mới vào ngành gỗ suy giảm trong 2 năm đại dịch Covid-19 năm 2021 và 2022, nhưng khi đại dịch Covid được kiểm soát, cho tới nay các dự án đầu tư mới, góp vốn mua cổ phần và tăng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong ngành gỗ đã tăng trở lại.

Cụ thể, đầu tư mới chứng kiến sự tăng mạnh về số dự án trên 1,25 lần và số vốn góp mới trên 2,5 lần trong 9 tháng 2023 so với cả năm 2022. Tương tự như đầu tư dự án mới, góp vốn mua cổ phần trong 9 tháng đầu năm 2023, số lượt và số vốn góp mua cổ phần tăng mạnh trên 1,2 lần so với cả năm 2022. Số dự án tăng vốn trong 9 tháng năm 2023 giảm, nhưng lại tăng về tổng số vốn góp trên 1,1 lần so với cả năm 2022.

Trong tổng số 33 dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ 9 tháng năm 2023 với tổng vốn đầu tư 217,56 triệu USD đến từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ, dẫn đầu trong danh sách các quốc gia đầu tư vào ngành gỗ trong 9 tháng năm 2023 như Trung Quốc, Hồng Kồng (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.

Quy mô vốn bình quân đầu tư của mỗi dự án FDI mới trong 9 tháng năm 2023 khoảng 6,5 triệu USD/1 dự án, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2022. Xét về quy mô dự án theo quốc gia trong 9 tháng năm 2023, các doanh nghiệp FDI của Nhật Bản có quy mô vốn trung bình mỗi dự án lớn nhất, khoảng trên 14,26 triệu USD/1 dự án. Singapore xếp thứ hai về quy mô vốn đầu tư đối với mỗi dự án, ở mức 6,14 triệu USD/dự án. Trung Quốc đứng thứ ba với mức vốn trên 4,9 triệu USD/1 dự án.

Cũng như các năm trước, chế biến gỗ là nhóm hàng nhận được nhiều dự án đầu tư FDI mới, tiếp đến là ván nhân tạo (gỗ dán, ván sàn), viên nén, thương mại gỗ và phụ trợ ngành gỗ.

Cụ thể trong 9 tháng năm 2023, các dự án tập trung vào chế biến gỗ là 19 dự án, với tổng vốn đầu tư 119,54 triệu USD, chiếm 57,6% về số dự án và 54,9% về số vốn đầu tư. Giường, tủ bàn, ghế và sofa gỗ là sản phẩm được chú trọng đầu tư nhiều trong nhóm này. Vốn trung bình đầu tư 1 dự án chế biến gỗ khoảng 6,29 triệu USD/1 dự án tăng 1,4 lần so với mức vốn đầu tư năm 2022.

Ván nhân tạo có 7 dự án đầu tư mới trong 9 tháng năm 2023, với tổng vốn đầu tư 50,91 triệu USD, chiếm 21,2% về số dự án và 23,4% về vốn đầu tư. Viên nén gỗ với 2 dự án với tổng vốn đầu tư 40,8 triệu USD tới từ nhà đầu tư Nhật Bản, chiếm 6,1% về số dự án và 18,8% về tống vốn đầu tư. Các dự án còn lại tập trung vào các mặt hàng như phụ trợ ngành gỗ, thương mại gỗ.

Sự gia tăng trong các hoạt động FDI vào ngành gỗ ngoài một phần là kết quả từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và vị trí địa lý thuận lợi của khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương còn do kết quả trực tiếp từ các chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư của Chính phủ trong thời gian vừa qua.

Ngoài ra, sự gia tăng này còn tới từ các biện pháp phòng về thương mại mà Hoa Kỳ áp dụng đối với một số sản phẩm đồ gỗ Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã và đang tạo ra cơ hội cho Việt Nam trong việc đón nhận các dòng vốn dịch chuyển từ Trung Quốc đầu tư vào ngành.

Ông Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích chính sách Tổ chức Forest Trends – đánh giá, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, với số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm từ 18 - 19% trong tống số doanh nghiệp tham gia vào khẩu xuất khẩu trực tiếp.

Nhưng kim ngạch xuất khẩu khối doanh nghiệp FDI luôn đạt ở mức từ 47 - 49% tổng giá tri xuất khẩu cả ngành gỗ, trong đó xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ chiếm trên 85% tổng giá trị xuất khẩu của khối này.

Điều này thể hiện sự vượt trội của khối doanh nghiệp FDI trong khâu xuất khẩu. Sự vượt trội của các doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành cần được tổng kết và lấy đó làm nền tảng để tạo hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp nội địa hiện hoạt động trong ngành.

Để lan tỏa cần môi trường cơ chế và chính sách phù hợp cho phép việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm giữa khối FDI và khối doanh nghiệp trong nước.

Các ý kiến đóng góp về chính sách cho ngành từ khối này được tham gia đầy đủ, được chia sẻ và bình đẳng với các khối doanh nghiệp nội địa, từ đó tạo ra các chính sách bao trùm, phát triển cân bằng hơn. Điều này sẽ góp phần xây dựng một ngành gỗ Việt bền vững trong tương lai.

Nguyễn Hạnh