• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
23 Tháng Giêng 2025 5:17:21 SA - Mở cửa
Vật liệu xây dựng đợi công trình giao thông 'giải cứu'
Nguồn tin: VietNam+ | 08/12/2023 2:30:00 CH
Trước tình hình bất động sản trong nước giảm sâu, dự án đầu tư công triển khai chậm, kinh tế toàn cầu bất ổn đã tác động đến đầu ra của ngành sản xuất vật liệu xây dựng cả trong và ngoài nước.
 
 
Sản xuất vật liệu xây dựng hàng năm đóng góp gần 7% GDP của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng, tạo động lực phát triển cho kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trước tình hình bất động sản trong nước giảm sâu, dự án đầu tư công triển khai chậm, kinh tế toàn cầu bất ổn đã tác động đến đầu ra của ngành vật liệu xây dựng cả trong và ngoài nước.
 
Chỉ tính riêng ngành xi măng, từ đầu năm đến nay tiêu thụ nội địa sụt giảm 13 - 15% và xuất khẩu cũng giảm khoảng 2% so với cùng thời điểm này của năm 2022. Trên thực tế, nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động một số dây chuyền lò nung để giảm lượng tồn kho. Hiện tại, có 8 dây chuyền phải ngừng hoạt động, chiếm 9% tổng số dây chuyền sản xuất xi măng trên cả nước.
 
Trong giải trình gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Công ty CP Xi măng La Hiên cho biết, lợi nhuận sau thuế trong quý III/2023 của doanh nghiệp này đạt hơn 8,9 tỷ đồng, giảm 32% tới so với cùng kỳ năm trước.
 
Lý giải nguyên nhân sụt giảm lợi nhuận, ông Trần Quang Khải, Giám đốc của Công ty CP Xi măng La Hiên cho rằng, do ảnh hưởng của suy thoái thị trường nói chung và thị trường bất động sản trầm lắng khiến nhu cầu tiêu thụ xi măng suy giảm. Bởi vậy, sản lượng tiêu thụ giảm, đặc biệt giá bán sản phẩm cũng giảm so với cùng kỳ năm trước.Đây cũng là câu chuyện chung của nhiều doanh nghiệp sản xuất xi măng khác.
 
Trước tình trạng này, một trong những giải pháp đáng chú ý là Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các chủ đầu tư tăng tỷ lệ sử dụng cầu cạn bê tông cốt thép đối với các dự án đường bộ cao tốc đang trong giai đoạn thiết kế, đặc biệt là ở những vùng có yêu cầu thoát lũ, vùng đất yếu và những vùng thiếu vật liệu đắp nền đường như Đồng bằng sông Cửu Long.
 
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đề nghị các địa phương tăng cường sử dụng đường bê tông xi măng cho xây dựng đường nông thôn, miền núi và đường tại những vùng thường xuyên ngập lụt.
 
Thống kê cho thấy, không riêng mặt hàng xi măng, một số ngành hàng khác trong nhóm vật liệu xây dựng như thép cũng giảm khoảng 21,6%. Gạch ốp lát chỉ hoạt động 47% công suất thiết kế các nhà máy và tiêu thụ chỉ bằng 67% sản lượng sản xuất ra, dẫn đến tồn kho rất lớn.
 
 
Sản phẩm thép chất lượng cao Hòa Phát. Ảnh minh họa: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
 
Theo ông Nguyễn Văn Tám - Giám đốc nhà máy Gạch ngói Tuynel Tân Kỳ, hiện đơn vị này tồn đọng hàng triệu viên, trong khi lượng tiêu thụ hàng ngày rất ít. Nhà máy hoạt động từ năm 2014 mà chưa năm nào thị trường ảm đạm như năm nay. Do công suất của nhà máy cao (40 triệu viên gạch/năm), trong khi lượng tiêu thụ chậm, nên đơn vị đã tạm ngừng sản xuất gạch xây dựng từ tháng 9, thay vào đó là tập trung sản xuất ngói công nghệ cao.
 
Cùng đó, sản lượng sản xuất mặt hàng kính xây dựng nhìn chung cũng chỉ đạt khoảng 50% công suất thiết kế và lượng tiêu thụ tương đương80% lượng sản xuất. Sản lượng bê tông cũng giảm khoảng 14%...
 
Trước khi chính thức báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này, Bộ Xây dựng vừa lấy ý kiến Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về các giải pháp gỡ khó cho ngành sản xuất vật liệu.
 
Theo đó, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước cùng các địa phương sẽ tiếp tục triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ.
 
Đồng thời, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước xem xét giảm lãi vay đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (có thể giảm đến 2%) cho đến hết năm 2025; tiếp tục gia hạn, không tính lãi đối với các khoản nợ quá hạn và tái cơ cấu nợ vay để giảm khó khăn cho doanh nghiệp.
 
Cùng với đề nghị xem xét tạm hoãn tăng thuế xuất khẩu clinker (thành phần chính trong sản phẩm xi măng), giảm thuế suất thuế xuất khẩu clinker về 0% đến hết năm 2025, Bộ Xây dựng kiến nghị giảm thuế xuất khẩu và có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng chế biến sâu. Cụ thể như xuất khẩu cấu kiện bê tông cốt thép, bê tông khí chưng áp, phụ gia khoáng cho bê tông, xi măng từ phế thải công nghiệp.
 
Trước sức ép từ các sản phẩm nhập khẩu tăng mạnh (ví dụ gạch ốp lát), Bộ Xây dựng kiến nghị Bộ Công Thương điều tra chống bán phá giá với sản phẩm từ một số nước để áp thuế chống bán phá giá khi cần thiết.
 
Riêng đối với doanh nghiệp, Bộ Xây dựng yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động đa dạng hóa sản phẩm, đổi mới trong sản xuất.
 
Ông Tống Văn Nga -Chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam nhận xét, trước đây, khi tiêu thụ nội địa khó khăn, ngành xi măng còn dựa thêm vào xuất khẩu nhưng vừa rồi thị phần này gặp khó bởi bị nhiều yếu tố tác động từ tình hình thế giới cũng như trong nước.
 
Trong số đó, việc Chính phủ tăng thuế xuất khẩu mặt hàng clinker (xi măng dạng thô) từ 5% lên 10%, đã tác động thêm vào tình trạng cung vượt cầu làm ngành xi măng thêm khó khăn. Cùng đó, nguyên liệu yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất như tha, điện tăng giá càng đẩy khó khăn của sản xuất xi măng lên cao.
 
Năm 2023, xuất khẩu thế giới chịu nhiều tác động cũng đi xuống, không chỉ trong quý III mà cả quý IV có thể nhúc nhích hơn chút nhưng không được nhiều. Bởi vậy, dự kiến sang năm 2024 vẫn còn nhiều thách thức và nhóm vật liệu xây dựng cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng xấu, chưa có hy vọng trở lại như thời gian trước - ông Nga dự báo.
 

Cổ phiếu liên quan

Công ty
Giá
Tin tức