• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.285,46 -1,06/-0,08%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.285,46   -1,06/-0,08%  |   HNX-INDEX   229,21   -0,91/-0,40%  |   UPCOM-INDEX   92,70   +0,00/+0,00%  |   VN30   1.362,69   -0,20/-0,01%  |   HNX30   498,32   -2,61/-0,52%
20 Tháng Mười 2024 7:39:54 CH - Mở cửa
Dấu hiệu đi lùi của doanh nghiệp phân bón sau năm “thăng hoa”
Nguồn tin: Vietnam+ | 17/02/2023 9:28:33 SA
 Doanh nghiệp ngành phân bón gặt hái được nhiều thành công trong năm 2022, tuy nhiên sang năm 2023 được nhận định sẽ đối diện với nhiều khó khăn.
 
 
Bên trong phân xưởng đóng bao của Nhà máy phân bón Phân Điền tại Long An. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
 
Doanh nghiệp ngành phân bón gặt hái được nhiều thành công trong năm 2022, tuy nhiên sang năm 2023 được nhận định sẽ đối diện với nhiều khó khăn do xuất khẩu từ Trung Quốc và Nga có thể sẽ tăng, cùng đó là xu hướng nhu cầu suy yếu từ quý IV/2022 có thể kéo dài và trầm trọng hơn trong năm 2023.
Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, giá urê có thể lao dốc trong năm 2023, do những nguyên nhân như xuất khẩu urê từ Nga và Trung Quốc sẽ phục hồi.
Thực tế, cả Trung Quốc và Nga đều nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 so với nửa đầu năm. SSI cho rằng, xu hướng này sẽ kéo dài đến năm 2023.
Về xu hướng nguyên liệu đầu vào, theo Ngân hàng Thế giới (WB), sản lượng than dự kiến sẽ tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than. Nguồn cung dự kiến tăng và nhu cầu suy yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến giá than trong năm 2023.
Đối với giá khí đốt tự nhiên, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên trong năm 2023 có thể không đáng kể như năm 2022, do khu vực này chuyển sang khai thác các nguồn năng lượng, chẳng hạn như than đá và năng lượng tái tạo. Điều này, cùng với nhu cầu giảm do suy thoái kinh tế, có thể sẽ kéo giá khí đốt tự nhiên xuống trong năm 2023.
Dù giá nhiên liệu để sản xuất phân bón có xu hướng giảm, nhưng doanh nghiệp ngành này cũng đang phải đối diện với khó khăn rất lớn, đó là nhu cầu urê có thể suy yếu trong năm 2023, do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá của các mặt hàng nông nghiệp.
 
Thực tế quý IV thường được coi là mùa cao điểm, nhưng giá urê không tăng trong quý IV năm 2022. Điều này phản ánh nhu cầu đang suy yếu và có thể tiếp tục giảm vào năm 2023.
 
 
Doanh nghiệp ngành phân bón đối diện với nhiều khó khăn trong năm 2023. Ảnh: A.N/BNEWS/TTXVN
 
Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI) nhận định, lợi nhuận giảm đáng kể nhất trong quý I năm 2023 đối với các nhà sản xuất urê. Cả Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí-CTCP (mã chứng khoán: DPM ) và Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã chứng khoán: DCM) đều chốt được đơn hàng xuất khẩu với mức giá rất cao (trên 900 USD/tấn so với giá hiện tại là 480 USD/tấn) trong tháng 1 năm 2022.
Giá urê đã hình thành mức đỉnh khác vào tháng 3 năm 2022 do căng thẳng Nga- Ukraine vào thời điểm đó. Do đó, SSI cho rằng, lợi nhuận của 2 doanh nghiệp phân bón trên sẽ giảm nhiều nhất trong quý I năm 2023.
Các doanh nghiệp ngành phân bón vừa có báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2022 với những số liệu đi lùi. Tuy nhiên tính chung cả năm, vẫn có những doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận cao kỷ lục, do đạt được kết quả cao trong 3 quý trước đó.
Công ty cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC – mã chứng khoán DCM) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022. Cụ thể trong quý, doanh thu thuần của công ty đạt 4.458 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao, doanh nghiệp có lãi gộp 1.276 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2021. Lãi sau thuế của doanh nghiệp đạt 1.004 tỷ đồng, giảm khoảng 8% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, lũy kế cả năm 2022, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau đạt doanh thu thuần là 15.924 tỷ đồng, tăng 61% so với năm 2021 và lãi sau thuế 4.281 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần năm 2021. Con số này còn lớn hơn tổng lợi nhuận của cả 5 năm liền kề trước đó.
Một doanh nghiệp đầu ngành phân bón khác là Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí (mã chứng khoán: DPM) cũng đã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2022 và luỹ kế cả năm 2022.
Theo đó riêng quý IV/2022,  doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 3.900 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn hàng bán giảm ít hơn mức giảm của doanh thu nên lãi gộp đạt 1.639 tỷ đồng, giảm 31% so với quý IV/2021.
Trong kỳ, Tổng Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí có doanh thu tài chính đạt 157 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ trong khi chi phí tài chính không biến động.
Sau khi trừ các khoản chi phí, doanh nghiệp lãi sau thuế 1.140 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ đạt 1.147 tỷ đồng.
Dù giảm mạnh trong quý IV/2022, nhưng Đạm Phú Mỹ vẫn báo lãi ròng 5.586 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 45% so với năm 2021. Đây là mức lãi cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết của Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí. Doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 18.627 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2021.
Doanh nghiệp “ăn nên làm ra”, do đó tại đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 của công ty đã thông qua mức chia cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 cao nhất từ trước tới nay.
Cụ thể, đại hội đồng cổ đông đã thông qua mức chi cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 là 70% vốn điều lệ (7.000 đồng/cổ phiếu) bằng tiền mặt. Tổng số tiền chi cổ tức lên đến gần 2.800 tỷ đồng.
Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền (mã chứng khoán: BFC) cũng vừa công bố nghị quyết về kết quả kinh doanh ước đạt năm 2022. Trong quý IV/2022, Phân bón Bình Điền ước tính doanh thu 1.901,3 tỷ đồng, giảm 0,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 24,8 tỷ đồng, giảm 82,4% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 116,27 tỷ đồng.
Lũy kế trong năm 2022, Phân bón Bình Điền ước tính ghi nhận doanh thu 8.693,2 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lợi nhuận trước thuế ghi nhận 236,3 tỷ đồng, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy có thể thấy bắt đầu từ quý IV/2022, những khó khăn của doanh nghiệp phân bón phải đối diện khiến lợi nhuận giảm rất mạnh. Giới phân tích nhận định, những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp phân bón chưa sớm kết thúc, thậm chí còn tồi tệ hơn, do đó, 2023 được cho là năm khó khăn với doanh nghiệp phân bón./.