• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.251,21 +0,75/+0,06%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.251,21   +0,75/+0,06%  |   HNX-INDEX   225,32   +0,68/+0,30%  |   UPCOM-INDEX   92,44   -0,30/-0,32%  |   VN30   1.308,83   -2,43/-0,19%  |   HNX30   481,92   +2,13/+0,44%
02 Tháng Mười Hai 2024 3:21:54 CH - Mở cửa
Doanh nghiệp bất động sản lo 'chết trên đống tài sản'
Nguồn tin: Vietnam Daily | 08/02/2023 10:06:51 SA
Đó là nhận định của HoREA tại văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước trước thềm "Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản" tổ chức vào hôm nay, ngày 8/2.
 
Năm quyết định sống còn với doanh nghiệp bất động sản
 
Trong văn bản mới nhất gửi Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) gọi 2022 là "năm khó khăn khắc nghiệt nhất" và 2023 là "năm quyết định sống còn" đối với các doanh nghiệp bất động sản.
Dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê, HoREA cho biết gần 1.200 doanh nghiệp bất động sản đã giải thể trong năm 2022, tăng 38,7% so với năm trước đó. Trong khi đó, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu nhấn mạnh lĩnh vực này là một trong 21 ngành kinh tế cấp 1 quan trọng nhất của nền kinh tế theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
Vì vậy, khó khăn của bất động sản sẽ tác động bất lợi dây chuyền sang nhiều lĩnh vực kinh tế và an sinh xã hội về nhà ở cho người yếu thế.
HoREA cho biết nhiều doanh nghiệp đã phải quyết liệt tái cấu trúc, tái cơ cấu đầu tư, thay đổi phương án kinh doanh, phải dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công dự án, dừng IPO; phải thu hẹp quy mô sản xuất, chuyển nhượng bớt dự án nhưng vẫn không tìm được nhà đầu tư; phải cắt giảm nhân lực, thậm chí có đơn vị giảm đến 50% số lao động, giảm lương 30 - 50%, không lo được lương tháng 13; nhiều người người dân có nhu cầu nhưng cũng khó tạo lập được nhà ở.
Nhiều doanh nghiệp bất động sản tuy có tổng tài sản có giá trị lớn và đã thực hiện nhiều biện pháp giảm sâu giá bán, tăng chiết khấu đến 45 - 50% nhưng vẫn rất khó bán được hàng vì hầu như không có người mua nên doanh nghiệp thiếu tiền mặt, âm dòng tiền, bị thiếu thanh khoản nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng “chết trên đống tài sản”.

 
HoREA lo doanh nghiệp bất động sản ‘chết trên đống tài sản”.
 
Kiến nghị hàng loạt giải pháp "cứu" thị trường
 
Theo HoREA, bên cạnh khó khăn lớn nhất là vướng mắc pháp lý chiếm 70% khó khăn của các doanh nghiệp bất động sản thì khó khăn trực tiếp tiếp theo là vấn đề trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đến hạn và các khoản vay tín dụng đến hạn. Hiệp hội cho rằng, điều này sẽ kéo theo rủi ro chuyển thành nợ xấu hoặc nhảy nhóm nợ xấu hơn trong một số trường hợp.
Thứ nhất, doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng sắp đáo hạn mà nếu không được gia hạn thì bị xếp vào nhóm nợ xấu.
Thứ hai, doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng quá hạn có thể bị nhảy nhóm sang nhóm nợ xấu hơn.
Thứ ba, doanh nghiệp có nợ xấu dù có dự án khả thi, có tài sản bảo đảm vẫn không tiếp cận được các khoản vay tín dụng mới nếu NHNN không cho phép nới một chút điều kiện vay vốn tín dụng, nhưng không phải là hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng. Ngoài ra, người mua nhà hiện nay cũng khó vay vốn tín dụng.
HoREA cũng cho rằng một số quy định của NHNN hoặc quy định riêng của các ngân hàng thương mại cần được xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với yêu cầu của tình hình thực tiễn.
Đơn cử như các ngân hàng thương mại yêu cầu doanh nghiệp bất động sản vay tín dụng thì dự án bất động sản phải có “chấp thuận chủ trương đầu tư” và “tài sản bảo đảm cho khoản vay” là đúng quy định pháp luật. Nhưng đồng thời, nhiều ngân hàng còn yêu cầu doanh nghiệp phải có Giấy phép xây dựng mà yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng là “giấy phép con” làm khó cho doanh nghiệp và không nằm trong điều kiện để được vay vốn tín dụng.
HoREA cũng kiến nghị NHNN xem xét ban hành thông tư mới, tương tự Thông tư 14/2021/TT-NHNN, cho phép doanh nghiệp bất động sản được tái cơ cấu khoản nợ vay tín dụng đến hạn trong thời hạn 12-24 tháng, giữ nguyên nhóm nợ và được vay vốn tín dụng mới có tài sản bảo đảm. Đồng thời, xem xét giãn lộ trình quy định các tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng tối đa nguồn vốn huy động ngắn hạn, tiết kiệm để cho vay trung, dài hạn thêm 12 tháng.