Các công ty, nhà máy đều mong muốn tự động hóa để tăng tốc sản xuất và đạt chất lượng nhất quán. Tuy nhiên, nếu không hiểu đúng và thiếu kế hoạch cẩn thận, điều này có thể gia tăng áp lực chi phí cho doanh nghiệp mà không mang lại năng suất…
Triển khai tự động hóa đòi hỏi phải nhìn xa hơn vấn đề công nghệ và xem xét tất cả các yếu tố liên quan như chiến lược hoạt động và lực lượng lao động.
Con người và máy móc vốn khác nhau, vì vậy sao chép hoàn toàn một quy trình thủ công thông qua robot thường không hiệu quả. Vì vậy, khi tự động hóa, các nhà máy cần xem xét toàn bộ quy trình công việc, khả năng của máy móc và con người để xây dựng chiến lược thay đổi tổng thể phù hợp.
Dưới đây là những lưu ý của TS. Satyandra K. Gupta, đồng sáng lập, nhà khoa học trưởng của GrayMatter Robotics về sai lầm trong triển khai tự động hoá nhằm giúp các doanh nghiệp đạt hiệu quả như mong đợi.
XÂY DỰNG HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HOÁ KHÔNG THỂ CHỈ LÀM MỘT LẦN
Các giải pháp tự động hóa hiếm khi đáp ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp ngay từ đầu. Tự động hóa vốn đòi hỏi phải có những thay đổi, tuy nhiên, thực tế là thay đổi là điều khó khăn đối với hầu hết các tổ chức. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nên coi việc triển khai tự động hóa là một hành trình dài hạn vì kế hoạch có thể sẽ cần thay đổi liên tục.
Nếu một quy trình một bước quy trình gặp phải các vấn đề về chất lượng hoặc không phù hợp với hệ thống máy móc, điều này sẽ kéo theo cả một hệ thống sẽ gặp hạn chế. Do đó, việc áp dụng tự động hóa đòi hỏi sự kiên nhẫn. Để thành công trong tự động hóa, cần thực sự tin tưởng vào giá trị lâu dài của tự động hóa và cần đảm bảo những vấn đề nhỏ không làm chệch hướng dự án.
Triển khai tự động hóa thành công đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận, dự đoán những thách thức, quản lý rủi ro, có tư duy linh hoạt để thích nghi với những thay đổi.
XEM XÉT BÀI TOÁN TỶ SUẤT HOÀN VỐN (ROI) HẠN HẸP
Đối với các dự án tự động hóa, các doanh nghiệp thường chỉ xem xét làm sao để tiết kiệm chi phí lao động và nếu giải pháp tự động hóa được đề xuất không có vẻ thuận lợi về số liệu này, thì giải pháp đó thường bị loại trừ. Tuy nhiên, đây có thể là một góc nhìn rất hạn hẹp.
Theo TS. Satyandra K. Gupta, phải xem xét tất cả các khoản tiết kiệm tiềm năng từ việc triển khai tự động hóa. Ví dụ, không tiết kiệm tiền lương trả cho nhân công nhưng tự động hóa có thể tiết kiệm vật tư tiêu hao trong sản xuất.
Ngoài ra, cũng cần tính đến tình trạng luân chuyển công nhân thường xuyên đòi hỏi phải đào tạo liên tục cho công nhân mới, chi phí đào tạo phải được đưa vào tính toán ROI. Rủi ro thương tích của công nhân trong các nhiệm vụ khó khăn về mặt công thái học cũng cần được tính đến.
Cuối cùng, khi thế hệ Baby Boomer (những người sinh năm 1946 - 1964) bắt đầu nghỉ hưu, các tổ chức nên lo lắng về việc mất đi kiến thức quy trình có giá trị. Bằng cách tự động hóa một quy trình, kiến thức luôn được lưu giữ trong phần mềm, đảm bảo nó luôn tồn tại và được bảo vệ.
KHÔNG CHÚ Ý ĐẾN SỰ SẴN SÀNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Tự động hóa thông minh thường được đưa ra như một giải pháp cho tình trạng thiếu hụt lao động. Tuy nhiên, con người luôn là một nhân tố không thể thiếu của quy trình sản xuất.
Để khai thác toàn bộ giá trị của tự động hóa, người lao động không thể tách rời khỏi máy móc vì nếu không có ai vận hành hệ thống hoặc không có ai có khả năng điều khiển hệ thống, máy móc để tự động hoá cũng vô giá trị.
Vì vậy, để người lao động có thể làm việc hiệu quả, giao diện với hệ thống tự động hóa phải trực quan và dễ sử dụng. Việc triển khai tự động hóa thông minh thành công đòi hỏi phải nhìn xa hơn công nghệ và xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động, kinh doanh và lực lượng lao động.
Tránh hiểu sai về bản chất của tự động hóa biến để thiết lập một lộ trình chi tiết để triển khai sẽ giúp doanh nghiệp to lớn để nâng cao hiệu quả, chất lượng và khả năng cạnh tranh.
Hạ Chi-Link gốc