• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
24 Tháng Giêng 2025 5:03:31 CH - Mở cửa
Hai văn bản qua lại suýt ‘giết chết’ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung
Nguồn tin: Người đồng hành | 18/05/2019 7:25:26 CH
Susan Thornton, cựu quyền thứ trưởng ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết Mỹ và Trung Quốc đã nhất trí về khung thời gian để triển khai dần những thay đổi cần thiết trong quá trình hướng đến giải pháp cuối cùng.
 
Phía Mỹ muốn thiết lập các thước đo cho những vấn đề nhất định nhằm chắc chắn về quy trình.
 
“Tôi nghe nói Mỹ đưa cho phía Trung Quốc một văn bản nêu rõ những nghĩa vụ cần thực hiện trong những lĩnh vực nhất định… Khi nhận lại văn bản từ Trung Quốc, nội dung đó đã bị bỏ đi”, Thornton nói với SCMP hôm 16/5.
 
Theo Thornton, tình trạng tương tự từng xảy ra trong các lần thương lượng trươc đó với Trung Quốc. Bắc Kinh đặc biệt nhạy cảm trước những nội dung có thể khiến người dân Trung Quốc hiểu sai về thỏa thuận họ đạt được.
 
“Họ không muốn thỏa thuận nhìn giống như có ai đó đang đọc cho Trung Quốc viết”, Thornton nói. Nhưng Mỹ “lại muốn công chúng thấy họ đạt được gì. Đó chính là vấn đề”.
 
Nữ cựu trợ lý ngoại trưởng cho biết một bất đồng nữa giữa hai bên là thuế trong tương lai. Mỹ muốn giữ quyền trừng phạt làm “động lực” để đảm bảo thỏa thuận được thực thi.
 
“Trung Quốc nói họ không thể đồng ý nếu thỏa thuận cho phép chúng tôi áp thuế và dùng nó như cơ chế thực thi”. Thornton bất ngờ khi đàm phán thương mại rạn nứt ngay sau khi hai nước đều thông báo sắp đạt thỏa thuận. Căng thẳng giữa hai nền kinh tế giờ đây khó có thể giải quyết trong tương lai gần.
 
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 5/5 thông báo tăng thuế từ 10% lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 10/5, cáo buộc Bắc Kinh đang tìm cách rút lại các cam kết, ngay trước khi Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đặt chân xuống Washington để bắt đầu vòng đàm phán thứ 11.
 
Một nguồn thạo tin tiết lộ văn bản thỏa thuận thương mại ban đầu chỉ được lưu hành trong một nhóm rất nhỏ quan chức Trung Quốc. Tài liệu sau đó được cung cấp cho một nhóm lớn hơn để thảo luận trong 2 tuần, trước khi ông Trump đưa ra cáo buộc. Theo nguồn tin, nhóm quan chức này phản đối mạnh mẽ văn bản.
 
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer không nhượng bộ, dường như chờ đợi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ nhường bước. Hai bên cần tìm cách thiết lập một văn bản có thể chấp nhận được, theo nguồn tin.
 
Vòng đàm phán thứ 11 kết thúc mà không có kết quả đáng chú ý. Thay vào đó, ông Lưu lại liệt kê ra những bất đồng giữa hai bên như về xóa bỏ thuế, lượng hàng hóa Trung Quốc phải mua và thỏa thuận thương mại cần thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
 
Các quan chức Trung Quốc và viện chính sách cho rằng Trung Quốc không thoái lui. Chính những yêu cầu của Mỹ là khó chấp nhận. Ví dụ, Mỹ muốn Trung Quốc mua thêm sản phẩm nhưng lại hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh.
 
Cơ chế giám sát mà Mỹ mong muốn thực hiện bị Trung Quốc coi là “xâm phạm chủ quyền nước này”. Một bài bình luận đăng trên People’s Daily khẳng định Trung Quốc muốn giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ nhưng sẽ không cúi đầu trước sức ép từ Washington.
 
Trung Quốc muốn một văn bản thỏa thuận thương mại mà người dân nước này có thể chấp nhận được và không ảnh hưởng đến toàn vẹn lãnh thổ.
 
Như Tâm/Theo SCMP
Tuyên bố trách nhiệmBài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.