Tổng công ty Viglacera (HoSE:
VGC![](/ESImages/info.gif)
) công bố báo cáo tài chính quý IV/2019 với doanh thu tăng 5%, đạt 2.734 tỷ đồng. Giá vốn tăng ít hơn giúp lợi nhuận gộp tăng 14%, đạt 644 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính giảm trong khi chi phí tăng khiến công ty nhận về khoản lỗ 23 tỷ đồng. Doanh thu tăng thúc đẩy chi phí bán hàng tăng 15%, lên 271 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 7%, lên 154 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 130 tỷ đồng, tăng 29%.
Hết năm 2019, công ty đạt doanh thu 10.116 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 652 tỷ đồng, tăng 15%. Đây là mức lãi ròng thấp nhất trong 4 quý năm 2019. Biên lợi nhuận gộp của mảng bất động sản và xây dựng cao nhất với 32%, xếp thứ 2 là gạch ốp lát 24%, mảng kính, sứ, sen, vòi, phụ kiện là 20% và cuối cùng là mảng hạch, ngói, đất sét nung 18%. Theo giải trình từ công ty, sự khởi sắc của bất động sản khu công nghiệp đến từ làn sóng các nhà đầu tư FDI và sự tăng trưởng vượt bậc từ nhóm gạch ốp đã mang lại kết quả kinh doanh khả quan. Như vậy, Viglacera vượt 9% kế hoạch doanh thu và 2% kế hoạch lợi nhuận.
Nguồn: Báo cáo tài chính VGC![](/ESImages/info.gif)
Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2019 là 20.344 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu kỳ, phần lớn thuộc bất động sản (nhà, cơ sở hạ tầng) đầu tư. Tiền và các khoản tương đương tiền gần gấp đôi, đạt 2.702 tỷ đồng do tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền tăng mạnh. Tài sản dở dang dài hạn tăng 500 tỷ trong kỳ, lên 2.410 tỷ đồng chủ yếu dự án KCN Yên Mỹ và KCN Tiền Hải tăng chi phí xây dựng cơ bản.
Nợ phải trả là 13.288 tỷ đồng, tăng 38% đầu kỳ người mua trả tiền trước ngắn hạn và chi phí phải trả dài hạn tăng. Tiền nhận trước của hoạt động cho thuê bất động sản trong 12 tháng tới chiếm phần lớn nợ. Nợ vay tài chính là 2.163 tỷ đồng.
Theo CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, Viglacera được hậu thuẫn lợi nhuận từ mảng vật liệu xây dựng nhờ vào hiệu suất ổn định của mảng gạch đất nung, biên lợi nhuận cải thiện của mảng kính. Ngoài ra, 2 yếu tố đóng góp vào tiềm năng tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp là mảng bất động sản khu công nghiệp và việc thoái vốn nhà nước. Theo Quyết định 1232, Nhà nước sẽ thoái vốn toàn bộ cổ phần của
VGC![](/ESImages/info.gif)
trước năm 2020. Đây sẽ là động lực dài hạn cho Viglacera trong việc cắt giảm chi phí, mở rộng sản xuất, bán hàng và cải thiện hiệu suất.
Châu Anh
Tuyên bố trách nhiệm: Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.