• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 4:43:13 SA - Mở cửa
MVN: Muốn giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước, Ủy ban Quản lý vốn nói "không"
Nguồn tin: Báo Giao thông | 27/09/2022 9:50:00 CH
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa có Văn bản số 1493, cho ý kiến về Đề án cơ cấu lại Tổng công ty Hàng hải VN – CTCP (VIMC) giai đoạn 2021 – 2025.
 
Tỷ lệ cổ phần Nhà nước cần đảm bảo tối thiểu 99,47%
 
Theo đó, về cơ cấu lại tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - VIMC, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, tại dự thảo Đề án, VIMC đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - VIMC từ 99,47% xuống 65%. Tuy nhiên, giai đoạn 2021 -2025 tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ cần đảm bảo tối thiểu như hiện tại (99,47%).
 
https://fireant.vn/home
 
VIMC đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại Công ty mẹ - VIMC từ 99,47% xuống 65% nhưng Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cho rằng, cần đảm bảo tối thiểu như hiện tại (ảnh minh họa)
 
Lý do được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đưa ra bởi cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
 
Bên cạnh đó, VIMC là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) trên 3 lĩnh vực: vận tải biển, cảng biển, logistics với mạng lưới rộng khắp cả nước, đồng thời định hướng, xây dựng mạng lưới khu vực và toàn cầu; quản lý trực tiếp và gián tiếp 14 cảng biển có vị trí địa lý quan trọng, liên quan đến quốc phòng - an ninh quốc gia. Trong đó có 2 cảng biển đặc biệt, 12 cảng biển loại I.
 
Hiện tại, hoạt động SXKD của VMIC ổn định và tăng trưởng, lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 230 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2022 tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, lợi nhuận trước thuế đạt 525,5 tỷ đồng, tăng 119% so với kế hoạch năm 2022.
 
Lý do nữa là phát huy vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp Nhà nước trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị; Tối ưu hóa các nguồn lực về vốn, đất đai, thương hiệu, truyền thống, lịch sử... tại doanh nghiệp.
 
Mặt khác, Ủy ban đã có văn bản số 282/UBQLV-TH ngày 12/9/2022 gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư đề nghị tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục duy trì tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại Công ty mẹ - VIMC như hiện nay là 99,47% trong giai đoạn 2021 -2025, đảm bảo phù hợp với quy định tại Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
 
Doanh nghiệp vận tải biển bộc lộ nhiều hạn chế
 
Về cơ cấu lại tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại các Doanh nghiệp thành viên (DNTV) của Công ty mẹ - VIMC, theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, trong lĩnh vực vận tải biển, định hướng phát triển vận tải biển tại VIMC giai đoạn 2021 – 2025 là đầu tư đội tàu thế hệ mới, hiện đại, trọng tâm phát triển đội tàu vận tải container đáp ứng nhu cầu phát triển các tuyến vận tải quốc tế đạt hiệu quả cao.
 
Hiện tại, các DNTV sở hữu đội tàu biển (chủ yếu là tàu vận tải hàng rời, hàng khô) đã hoạt động khai thác, kinh doanh bình quân trên 20 năm, trong quá trình vận hành bộc lộ nhiều hạn chế, khiếm khuyết.
 
Cụ thể là tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí sửa chữa, lãi vay lớn dẫn đến kém lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. Hoạt động SXKD của các DNTV suy giảm nghiêm trọng, thua lỗ kéo dài; hiện tại, tồn tại một số doanh nghiệp lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu, bao gồm: Công ty CP Vận tải biển và TM Phương Đông, Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam.
 
Vì vậy, Đề án đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại các DNTV thuộc lĩnh vực vận tải biển tại Dự thảo là phù hợp thực trạng, định hướng hoạt động SXKD trong lĩnh vực vận tải biển của VIMC.
 
Giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các DN dịch vụ hàng hải, logistics
 
Theo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, mục tiêu phát triển lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics giai đoạn 2021 – 2025 được xác định, cụ thể: phát triển một thương hiệu duy nhất về hoạt động logistics tích hợp có năng lực cạnh tranh cao, hoạt động trên nền tảng công nghệ số, thiết kế và cung cấp các giải pháp tối ưu trong dịch vụ chuỗi logistics khép kín đối với hoạt động cảng biển - vận tải biển - dịch vụ logistics của VIMC.
 
Giai đoạn 2016 – 2020, các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải và logistics của VIMC có quy mô nhỏ, hạn chế về nguồn lực đầu tư mở rộng, nâng cấp phương tiện vận tải, phát triển cơ sở hạ tầng logistics. Năng lực và lợi thế cạnh tranh thấp so với các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân hoạt động cùng lĩnh vực/thị trường. Mặt khác, cơ chế hoạt động linh hoạt, tự chủ còn nhiều hạn chế, cung cấp các dịch vụ cơ bản hoặc đơn lẻ, giá trị gia tăng thấp và thiếu tính kết nối, hoạt động quản trị doanh nghiệp còn chưa chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế.
 
Do đó, nội dung đề xuất giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ tại các DNTV thuộc lĩnh vực dịch vụ hàng hải và logistics theo dự thảo đề án là phù hợp thực trạng, định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh.