• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.228,33 +11,79/+0,97%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.228,33   +11,79/+0,97%  |   HNX-INDEX   221,76   +0,47/+0,21%  |   UPCOM-INDEX   91,50   +0,41/+0,45%  |   VN30   1.286,67   +14,94/+1,17%  |   HNX30   469,81   +2,48/+0,53%
21 Tháng Mười Một 2024 8:17:00 CH - Mở cửa
Thái Nguyên: Điểm sáng của cả nước về chuyển đổi số
Nguồn tin: Báo Xây dựng | 11/10/2023 7:00:00 SA
Thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về Chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, đến nay, Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Qua đó không những khẳng định Thái Nguyên là điểm sáng của cả nước về chuyển đổi số, mà còn từng bước đưa tỉnh dần tới mục tiêu trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2030.
 
 
Trong chuyến thăm và làm việc tại Thái Nguyên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao hoạt động của Trung tâm Điều hành thông minh - IOC tỉnh Thái Nguyên.
 
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, ngày 31/12/2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 01/NQ-TU về Chương trình chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trở thành địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình chuyển đổi số, đồng thời lấy ngày 31/12 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số của tỉnh. Đây là một trong những tiền đề quan trọng hàng đầu để Thái Nguyên bứt phá “đi tắt, đón đầu” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng tỉnh phát triển bền vững.
 
Theo ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Nghị quyết số 01/NQ-TU được ban hành đã mở ra hướng đi mới, tạo sức sống mới và sự vào cuộc mạnh mẽ, tích cực của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực trên ba trụ cột là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, qua đó có tác động tích cực toàn diện đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
 
Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2023, việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, cụ thể: Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng số: Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 85%; tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại thông minh đạt 97%; tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang đạt 72%. Trên địa bàn tỉnh hiện tại có 7 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; 1.800 điểm thu phát sóng điện thoại di động (trạm BTS); tỷ lệ thôn, bản được phủ băng rộng cố định cáp quang đạt 100%. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, tạo hạ tầng truyền dẫn ổn định, an toàn, kết nối thông suốt đến 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên toàn tỉnh, phục vụ an toàn, kịp thời các phiên họp trực tuyến, góp phần nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; hoàn thành triển khai hạ tầng kết nối, giám sát mạng truyền số liệu chuyên dùng đối với 36 kênh cấp tỉnh, huyện và 177/177 kênh cấp xã, phường.
 
 
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Việt Hùng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Quang Tiến chủ trì tại điểm cầu Thái Nguyên tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ do Văn phòng Chính phủ tổ chức.
 
Trong phát triển chính quyền số: Việc triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” đạt được nhiều kết quả tốt, đã thực hiện được 25/25 dịch vụ công thiết yếu, tổ chức thực hiện việc tiếp nhận trả kết quả trên Cổng dịch vụ công đối với 24 thủ tục hành chính mới được bổ sung theo Quyết định số 442-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ; tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID, thực hiện thu nhận, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 theo chỉ đạo của UBND tỉnh, trong quý III/2023 đã thu nhận 9.211 hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chíp, 754.250 tài khoản định danh điện tử. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng chính thức tại tất cả các bộ phận tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên toàn tỉnh, đã được kết nối, chia sẻ dữ liệu hệ với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đảm bảo hiển thị đủ 20 trường thông tin phục vụ xác thực, chia sẻ thông tin công dân khi thực hiện thủ tục hành chính theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ…
 
Theo kết quả đánh giá các cổng dịch vụ công 6 tháng đầu năm 2023 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, tỉnh Thái Nguyên là 1 trong 43 tỉnh đạt mức độ B trong tổng số 5 mức độ; tình hình xử lý hồ sơ trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 487.713 hồ sơ, đã xử lý 474.950 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,72%; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình đối với các Sở, ban, ngành đạt 95,82%; tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình đối với các huyện, thành phố đạt 89%; 100% cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết thủ tục hành chính được cấp và hướng dẫn sử dụng chữ ký số; 100% hồ sơ, dữ liệu đầu vào được số hóa, ký số và được cập nhật lên hệ thống. 100% cổng/trang thông tin điện tử các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và 177 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được duy trì và vận hành ổn định. Sổ tay đảng viên điện tử được quản lý, vận hành theo đúng quy chế ban hành của Tỉnh ủy.
 
Trong phát triển kinh tế số: Tỉnh tập trung đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số, phát triển nội dung số, công nghiệp sáng tạo, thương mại điện tử và sản xuất thông minh. Hiện, toàn tỉnh có 324 doanh nghiệp công nghệ số. Tổng doanh thu kinh tế số ước 9 tháng đầu năm 2023 khoảng 560 nghìn tỷ đồng (hơn 23,2 tỷ USD) bằng 94% so với cùng kỳ năm 2022. 100% tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh triển khai thành công hóa đơn điện tử; tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện khai thuế điện tử đạt 100%; tỷ lệ số doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 99%; tỷ lệ hoàn thuế giá trị gia tăng qua hình thức điện tử đạt 100%. Tỉnh có 3 doanh nghiệp viễn thông (Viettel Thái Nguyên, VNPT Thái Nguyên, Mobifone Thái Nguyên) triển khai dịch vụ Mobile Money, đến nay có gần 435.000 khách hàng với trên 9.300 điểm chấp nhận thanh toán. Phát triển bền vững thị trường thương mại điện tử, tính đến nay có hơn 2.400 sản phẩm được cập nhật trên sàn giao dịch Thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên tại địa chỉ www.thainguyentrade.vn; đã đưa lên 2 sàn thương mại điện tử (Postmart, Vỏ sò) với 72 sản phẩm nông nghiệp, tổng số giao dịch trên 2 sàn đạt 1.545 giao dịch, đã có 128 sản phẩm được gắn nhãn thương hiệu OCOP trên sàn; phong trào livestream bán hàng nông sản đạt hiệu quả và ngày càng được nhân rộng. Khu công nghệ thông tin tập trung Yên Bình được Thủ tướng Chính phủ bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ thông tin tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.
 
 
 
Trên trụ cột xã hội số: Với mục tiêu công dân, doanh nghiệp là trung tâm để chuyển đổi số và phát triển dịch vụ thông minh, ứng dụng nền tảng công dân số C-Thainguyen, Thái Nguyên ID với nhiều tính năng tiếp tục được triển khai, vận hành mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong việc kết nối người dân với chính quyền, nâng cao hiệu quả tương tác giữa chính quyền với người dân, chính quyền với chính quyền và giữa người dân với các dịch vụ xã hội. Tiếp tục xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải… nhằm phát triển nền tảng xã hội số kết nối dịch vụ hành chính công. Cùng với đó, việc triển khai nhân rộng mô hình Chợ 4.0 – Chợ thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đã triển khai 107 chợ, đạt 100%.
 
Ông Lê Quang Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết thêm: Tỉnh Thái Nguyên xác định chuyển đổi số là tất yếu, là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài. Mặc dù còn nhiều khó khăn cũng như những hạn chế trong quá trình chuyển đổi số, nhưng từ những kết quả đã đạt được, cùng với sự quyết tâm, quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị, chắc chắn tỉnh Thái Nguyên sẽ sớm hoàn thành mục tiêu đã đề ra, duy trì thuộc nhóm 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và sớm trở thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực Trung du miền núi phía Bắc đến năm 2030.