• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
20 Tháng Giêng 2025 12:05:33 SA - Mở cửa
Để doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủy sản không bị 'ghìm chân' từ những quy định ‘khó nhằn’
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 06/10/2023 9:15:55 SA

Trong khi cơ hội xuất khẩu gạo còn rất lớn, hay xuất khẩu thủy sản tìm đường phục hồi giữa bộn bề khó khăn thì lại đang nảy sinh những quy định quản lý “khó nhằn”, thiếu nhất quán trong dự thảo một số thông tư mới như “ủy thác xuất khẩu”, “truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa”. Điều đó không khác gì 'ghìm chân', hạn chế cơ hội, gây trở ngại cho các doanh nghiệp trong hai lĩnh vực trọng yếu này. 

Những tính toán mới đây từ Tổng cục Thống kê cho thấy, nếu không có diễn biến bất thường của thời tiết, trong 3 tháng còn lại của năm 2023, sản lượng lúa sẽ bảo đảm kế hoạch đáp ứng đầy đủ nhu cầu lúa gạo trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (XK).

Hạn chế cơ hội của doanh nghiệp nhỏ

Cơ hội XK gạo từ nay đến cuối năm còn rất lớn khi các nước vẫn đang tăng cường nhập khẩu gạo để dự trữ. Nhất là theo dự báo, trong quý 4/2023 cả nước sẽ thu hoạch gần 10 triệu tấn lúa mùa và vụ Thu Đông, tương đương với hơn 5 triệu tấn gạo, ngoài việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, vẫn còn dư khoảng 1,5 triệu tấn gạo có thể XK. 

Các DN thủy sản đang băn khoăn trước những nội dung quy định trong Dự thảo Thông tư quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo.

Thế nhưng, đứng ở góc độ của một doanh nghiệp (DN) XK gạo chất lượng cao, ông Đinh Minh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Cỏ May, cho biết bên cạnh những cơ hội để tiếp tục gia tăng XK gạo thì các DN trong ngành hàng lúa gạo hiện vẫn đối mặt không ít khó khăn, nếu muốn bán hàng đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố nhằm tránh thua lỗ và cả những điều kiện cần để đảm bảo cho việc XK.

Nói đến điều kiện cần không thể không nhắc đến bản Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh XK gạo do Bộ Công Thương soạn thảo với phiên bản 4 được thực hiện vào gần cuối tháng 9/2023.

Trong dự thảo này có điểm đáng chú ý, đó là vấn đề về ủy thác XK. Điều 1.1 Dự thảo bổ sung quy định về uỷ thác XK gạo, theo đó thương nhận có giấy phép XK gạo chỉ được uỷ thác hoặc nhận uỷ thác từ thương nhân có giấy phép.

Quy định này được cho là để tránh trường hợp DN không được cấp phép uỷ thác nhận từ DN được cấp phép để thực hiện thủ tục XK gạo tại cơ quan hải quan, không đảm bảo công tác quản lý cũng như truy xuất nguồn gốc, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, vào thượng tuần tháng 10/2023, khi góp ý vào dự thảo này với phiên bản 4, trước điều kiện đặt ra về ủy thác XK, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lưu ý “quy định này cũng sẽ không cho phép DN được cấp phép XK gạo nhận uỷ thác XK từ DN chưa có giấy phép, từ đó hạn chế cơ hội XK gạo của các DN nhỏ đang cố gắng thâm nhập các thị trường mới”.

Như phản ánh của các DN trong ngành hàng lúa gạo, các yêu cầu về điều kiện kinh doanh XK gạo vẫn yêu cầu chi phí đầu tư lớn, kể cả trong trường hợp đi thuê. Các điều kiện này chỉ phù hợp với các DN xuất khẩu gạo số lượng lớn nhưng rất khó đáp ứng đối với DN nhỏ đang cố gắng thâm nhập các thị trường mới.

Trong khi đó, nhiều DN của Việt Nam rất năng động trong việc tìm kiếm các thị trường mới như Châu Âu, Canada, Trung Đông… Đây là những thị trường đòi hỏi số lượng gạo ít, nhưng chất lượng cao, quy cách bảo quản, đóng gói tốt và có giá tốt. 

Hơn nữa, khách hàng tại các thị trường này (như các siêu thị, chuỗi cửa hàng…) thường có nhu cầu tìm kiếm các DN cung cấp nhiều loại nông sản cùng lúc, chứ không chỉ riêng mặt hàng gạo. Các DN này vẫn không thể đáp ứng điều kiện kinh doanh XK gạo cao như trên mà buộc phải uỷ thác XK cho DN đủ điều kiện. Chính vì vậy, VCCI đã đề nghị cơ quan soạn thảo cần bỏ quy định DN có giấy phép chỉ được nhận uỷ thác XK từ thương nhân khác có giấy phép.

Vừa chồng chéo, vừa kém phù hợp

Ngoài khúc mắc về mặt chính sách như vậy có thể "ghìm chân" các doanh nghiệp XK lúa gạo thì ở lĩnh vực XK thủy sản cũng đang có không ít vướng mắc từ những quy định khó nhằn”.

Đơn cử như hồi gần cuối tháng 9/2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) có công văn gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để phản hồi về Dự thảo Thông tư quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Theo đó, đã có một số nội dung quy định trong Dự thảo này chưa phù hợp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu của các DN.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, cho biết một số khoản, điều trong Dự thảo này đã áp dụng đối tượng chưa phù hợp, trong đó có hàng hóa XK hoặc nguyên liệu sản xuất, gia công hàng hóa XK hoặc sử dụng trong nội bộ DN. 

Việc áp dụng đối tượng không phù hợp này có thể thấy rõ, nếu dựa trên những quy định tại các văn bản pháp quy hiện hành của Việt Nam, cũng như thông lệ quốc tế và cả thực tiễn áp dụng. 

“Khi DN phải thực hiện cả quy định của nước nhập khẩu và quy định của nước XK sẽ khiến cho DN tăng gấp đôi khối lượng công việc, nguồn nhân lực cũng phải tăng gấp đôi để đáp ứng. Điều này dẫn đến tăng chi phí và thời gian thực thi cho DN, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa và của DN Việt Nam so với DN các nước khác trong khu vực và trên thế giới”, ông Hòe bày tỏ băn khoăn. 

Không những vậy, vị Tổng thư ký Vasep cũng chỉ rõ tình trạng mâu thuẫn chồng chéo với các quy định hiện hành về truy xuất nguồn gốc của Việt Nam. Đó là hiện tại, Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế đều đã ban hành các Thông tư về truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của 2 Bộ. Trong khi đó, các quy định về truy xuất nguồn gốc của 2 Thông tư của 2 Bộ này lại có rất nhiều điểm không đồng nhất với các quy định của Dự thảo về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa mà Bộ Khoa học và Công nghệ vừa soạn thảo.

Điều đáng nói, việc soạn thảo một thông tư mới như vậy lại diễn ra trong bối cảnh hoạt động của DN XK thủy sản còn bộn bề khó khăn ở phía trước. Nhất là dù bước vào 3 tháng cuối năm nhưng các DN vẫn đối mặt tình hình hàng tồn kho ở các nước nhập khẩu vẫn còn nhiều, tình hình lạm phát kéo dài cũng khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, rồi giá XK cũng giảm…

Từ đó để thấy, nếu như khâu chính sách thiếu đi sự tinh tế trong lộ trình áp dụng, thiếu nhất quán, một khi còn để sản sinh ra những quy định kém phù hợp, với các quy định “khó nhằn” thì sẽ càng gây trở ngại, tốn kém, ghìm chân các DN trong ngành hàng lúa gạo và thủy sản. Đây là điều mà nhà hoạch định chính sách cần xem xét nhằm có các bước điều chỉnh hợp lý hơn, không để DN phải thường xuyên “kêu cứu”.

  Thế Vinh