• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.249,11 +6,75/+0,54%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.249,11   +6,75/+0,54%  |   HNX-INDEX   222,48   +1,64/+0,74%  |   UPCOM-INDEX   93,11   +0,69/+0,75%  |   VN30   1.313,48   +10,23/+0,78%  |   HNX30   462,19   +6,15/+1,35%
19 Tháng Giêng 2025 9:28:25 CH - Mở cửa
Dự báo cơ hội và thách thức đan xen, doanh nghiệp điện tử Việt nên làm gì?
Nguồn tin: Thời báo kinh doanh | 05/11/2024 9:54:45 SA

Ngành điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội thì doanh nghiệp Việt cũng phải đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt.

Tại hội thảo "Tăng cường năng lực doanh nghiệp điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng", các chuyên gia cho rằng, có rất nhiều cơ hội cho ngành điện tử, như việc tiếp cận thị trường rộng lớn với thuế suất ưu đãi từ hiệp định thương mại tự do. Ngoài ra, với xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn công nghệ lớn, từ đó có điều kiện tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt, các rào cản kỹ thuật, các yêu cầu chất lượng khắt khe đang tạo áp lực cho doanh nghiệp.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo.

Bà Nguyễn Thị Mai Phương, Trưởng phòng Nghiệp vụ, Văn phòng TBT Việt Nam, Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia cho biết các nước có xu hướng gia tăng việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đặc biệt với các sản phẩm điện tử. Theo thống kê của WTO, các quy định với mặt hàng điện tử chiếm gần 50%. Đây là xu hướng tất yếu vì các mặt hàng điện tử có giá trị rất cao, đồng thời ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, an toàn của con người. Chính vì vậy các thị trường sẽ ngày càng gia tăng các quy định hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với mặt hàng này như hàng rào về sản xuất xanh, các yêu cầu về phát triển bền vững, môi trường…

“FTA đem lại cho chúng ta khá nhiều thuận lợi như thuế quan giảm, tiếp cận được các thị trường nhiều hơn, giá trị gia tăng các mặt hàng xuất khẩu lớn hơn. Tuy nhiên, có các rào cản về các biện pháp thu thuế, vệ sinh động thực vật, chống bán phá giá… Đó cũng là một trong các thách thức mà các FTA đem lại”, bà Phương cho biết, đồng thời nói rằng Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh từ các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc…

“Hiện tại nhiều buyer (người mua - thường là các công ty điện tử lớn, tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp để tối ưu hoá chuỗi cung ứng) từ nước ngoài về Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, do chúng ta chưa làm chủ được thiết kế, chi phí cuối cùng sản phẩm chào giá cho bên buyer cao hơn Trung Quốc và các nước khác. Do đó buyer dời đi hết”, ông Lê Đình Thắng, đại diện TÜV SÜD tại Việt Nam nói và đặt ra vấn đề ngành điện tử cần làm chủ được khâu R&D (nghiên cứu và phát triển), qua đó tiếp cận công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý.

Theo bà Đỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, xu thế của ngành công nghiệp điện tử nói riêng và các ngành sản xuất chế biến, chế tạo nói chung là hướng đến xanh hoá, số hoá. Các quy định cập nhật mới nhất hiện nay đều hướng tới các mục tiêu đó, vì thế doanh nghiệp buộc phải tuân thủ. Nhưng đây cũng là cơ hội để nâng quy mô sản xuất của doanh nghiệp lên tầm cao mới.

Đồng tình với quan điểm này, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng nên coi các quy định mới là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình, cố gắng hoàn thiện đáp ứng yêu cầu quốc tế. Để làm được điều này, bà Hiền cho rằng các doanh nghiệp cần chủ động; có kế hoạch dài hạn liên quan đến sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu. Bên cạnh đó, chú trọng cập nhật thông tin, liên kết, ứng dụng nghiên cứu khoa học.

“Các doanh nghiệp cần ưu tiên thực hiện các công việc theo thứ tự phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của mình, để làm sao mặt hàng điện tử của Việt Nam thâm nhập được sâu hơn vào thị trường và chuỗi cung ứng điện tử trên thế giới”, đại diện Cục Xuất nhập khẩu lưu ý.

Còn bà Nguyễn Thị Mai Phương nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp cần phải chủ động tiếp cận, cập nhật các thông tin về quy định mới để chuẩn bị kỹ càng hơn cho việc đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường. Việc này cũng là cơ hội để góp ý cho các biện pháp kỹ thuật khi còn ở dạng dự thảo. Doanh nghiệp có thể đưa ra các quan điểm để bảo vệ quyền lợi và sản phẩm của mình nếu nhận thấy các quy định không cần thiết, trái với các cam kết trong quy định của WTO và của các hiệp định khác.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhận định, các doanh nghiệp nên thực hiện theo mô hình 6R gồm: Respond (thích ứng với xu hướng, bối cảnh mới); Recover (phục hồi càng nhanh càng tốt); Re-invent (đối mới, sáng tạo, thích nghi; bao gồm cả thay đổi mô hình, chiến lược kinh doanh theo hướng “chuyển đổi số” nhiều hơn); Restructure (cơ cấu lại tổ chức - bộ máy, hoạt động, tài chính, sản phẩm.... để trở nên hiệu quả hơn); Resilience (tăng sức đề kháng, khả năng chống chịu với các cú sốc bên ngoài) và Risk management (tăng cường quản lý rủi ro trong bối cảnh môi trường hoạt động nhiều bất định).

Đỗ Kiều-Link gốc