• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.231,89 -14,15/-1,14%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.231,89   -14,15/-1,14%  |   HNX-INDEX   223,82   -2,39/-1,06%  |   UPCOM-INDEX   91,87   -0,48/-0,52%  |   VN30   1.286,65   -17,39/-1,33%  |   HNX30   476,60   -8,05/-1,66%
15 Tháng Mười Một 2024 12:06:03 SA - Mở cửa
Nga: Nền kinh tế thời chiến thúc đẩy tiêu dùng bùng nổ
Nguồn tin: VietNam Finance | 31/07/2024 2:51:10 CH

 Chi tiêu mạnh mẽ của chính phủ và tình trạng thiếu hụt lao động đã dẫn đến sự gia tăng về tiền lương thực tế và đẩy mức tiêu dùng lên cao trong bối cảnh nền kinh tế Nga có nguy cơ “quá nóng”.

Người dân bùng nổ chi tiêu khi nền kinh tế Nga ‘quá nóng’

Bất chấp các lệnh trừng phạt toàn diện liên quan đến chiến sự Ukraine, nền kinh tế Nga không những không sụp đổ mà thậm chí còn có vẻ kiên cường hơn. Người tiêu dùng Nga đang gia tăng chi tiêu khi tiền lương thực tế tăng cao. Hiện tượng này là kết quả của việc tăng chi tiêu của chính phủ và tình trạng thiếu hụt thị trường lao động.

Nga đã đạt mức tăng trưởng GDP 3,6% vào năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp kỷ lục là 2,6% vào tháng 4 khi nam giới tiếp tục ra mặt trận chiến đấu trong bối cảnh chảy máu chất xám. Cuộc khủng hoảng lao động đã đẩy tiền lương lên cao, góp phần khiến lạm phát hàng năm vượt mốc 9%, cao hơn nhiều so với mục tiêu chính thức là 4%.

Khu ẩm thực đông đúc của trung tâm mua sắm Paveletskaya Plaza ở Moscow, Nga. (Ảnh: Getty Images)

Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Nhà nước Liên bang Nga (Rosstat), tiền lương thực tế ở Nga đã tăng gần 14% và mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 25%. Đây là một sự thay đổi đáng kể so với những ngày đầu khi chiến sự Ukraine mới nổ ra vào tháng 2/2022, khi nhiều chủ doanh nghiệp lo ngại về sự sụp đổ kinh tế.

Tăng trưởng tiền lương thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Những nhân viên kiếm được 340-475 USD/tháng vào tháng 12/2021 hiện có thể kiếm được tới 1.900 USD/tháng. Mức lương trung bình của tài xế xe tải đường dài đã tăng 38% so với cùng kỳ năm trước.

Tiền lương tăng dẫn đến chi tiêu tiêu dùng tăng. Người Nga háo hức chi tiền cho du lịch trong nước, nhà hàng và hàng hóa.

Nhìn chung, mức tiêu dùng bình quân đầu người đã tăng hơn 20% từ năm 2021 đến năm 2023, trong đó chi tiêu cho du lịch tăng vọt hơn 90%, theo phân tích dữ liệu chính thức của Financial Times (FT). Chi tiêu cho văn hóa, khách sạn, dịch vụ vận chuyển và dịch vụ cá nhân cũng tăng vọt.

"Tất cả những người thuộc tầng lớp trung lưu chỉ đang tận hưởng một cuộc sống thực sự tốt đẹp", ông Sergei Ishkov, một nhà đầu tư và doanh nhân ở Moscow, nói với FT.

Sự bùng nổ cũng thấy rõ trong lĩnh vực bất động sản. ông Sergei Skatov, một chuyên gia về thị trường bất động sản Nga, lưu ý rằng "các nhà phát triển có thể không bán được gì cả năm mà vẫn có lãi. Họ đã bán hết mọi thứ họ có thể xây dựng trong ba năm tới".

Sự bùng nổ tiêu dùng phần lớn được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ, đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng. Ngân hàng Trung ương Nga cũng chỉ ra rằng chi tiêu của chính phủ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng GDP.

"Mức tiêu dùng đang bùng nổ do sự kết hợp giữa chi tiêu ngân sách lớn và tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động dẫn đến áp lực tiền lương lớn", ông Bartosz Sawicki, một nhà phân tích thị trường tại công ty công nghệ tài chính Conotoxia, cho hay.

Dù vậy, cũng theo ông Sawicki, chi tiêu quân sự, chiếm khoảng 7% GDP, đang dẫn đến "sự mất cân bằng kinh tế vĩ mô nghiêm trọng".

Nỗ lực giảm lạm phát

Cuối tuần tước, Ngân hàng trung ương Nga đã cảnh báo một lần nữa về “nền kinh tế quá nóng” khi tăng lãi suất từ ​​16% lên 18% trong nỗ lực kiềm chế đà tăng giá.

"Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao trong quý II và quý II/2024, trong khi lạm phát đang tăng tốc. Điều này cho thấy nền kinh tế quá nóng vẫn ở mức đáng kể", bà Elvira Nabiullina, thống đốc ngân hàng trung ương Nga nhận định vào ngày 26/6, đi kèm với thông báo tăng lãi suất.

Theo Thống đốc Nabiullina, GDP của Nga sẽ tăng trưởng 3,5% đến 4% trong năm nay so với một năm trước. Nhưng năm tới, có khả năng sẽ chậm lại ở mức tăng trưởng 0,5% đến 1,5% so với cùng kỳ năm trước.

Bà nói thêm rằng ngân hàng trung ương Nga sẽ giữ nguyên lãi suất chủ chốt ở mức cao miễn là cần thiết để đưa lạm phát trở lại mục tiêu. Ngân hàng này thậm chí có thể áp dụng thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa để giảm rủi ro kinh tế.

"Lực lượng lao động và nguồn dự trữ năng lực sản xuất đã gần cạn kiệt. Sự thiếu hụt các nguồn lực này có thể gây ra tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm lại bất chấp mọi nỗ lực thúc đẩy nhu cầu", bà Nabiullina cho biết thêm.

Hơn nữa, bất kỳ nỗ lực nào nhằm kích thích nhu cầu cũng chỉ làm gia tăng thêm lạm phát. Bà cảnh báo rằng điều đó có thể tạo ra "một kịch bản đình lạm chỉ có thể ngăn chặn được bằng cách suy thoái sâu", giải thích cho việc ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh.

Theo kế hoạch, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ họp vào ngày 13/9 để đưa ra những quyết sách mới.

Theo Financial Times, Business Insider

Vy Ba-Link gốc