• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.265,05 +5,42/+0,43%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:02 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.265,05   +5,42/+0,43%  |   HNX-INDEX   223,01   +0,34/+0,15%  |   UPCOM-INDEX   94,30   +0,42/+0,45%  |   VN30   1.337,59   +5,05/+0,38%  |   HNX30   463,85   -0,44/-0,09%
25 Tháng Giêng 2025 6:02:21 SA - Mở cửa
Kinh tế Mỹ Latinh 2023: Những vấn đề nổi bật
Nguồn tin: Vneconomy | 09/07/2024 10:32:53 SA

Giai đoạn Covid-19 đã mang đến cú sốc cho nền kinh tế Mỹ Latinh. Mức tăng trưởng của khu vực này trong thời kỳ diễn ra dịch bệnh luôn thấp hơn mức tăng trưởng của tất cả các khu vực khác, ngoại trừ Đông Âu bị ảnh hưởng bởi sự tàn phá của chiến tranh. Thời điểm dịch bệnh dần được đẩy lùi cũng là lúc nền kinh tế khu vực có những chuyển biến khởi sắc...

Theo các báo cáo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của khu vực Mỹ Latinh năm 2023 ước tính đạt 6.500 tỷ USD, tăng 2,2 % so với năm 2022. Mức tăng trưởng mà khu vực đạt được đã cao hơn so với mức dự báo 1,7% của IMF cho khu vực đến hết năm 2023.

TĂNG TRƯỞNG VÀ LẠM PHÁT

Đứng đầu khu vực là nền kinh tế Brazil với GDP đạt mức 2.130 tỷ USD trong năm 2023, tăng 2,6% so với năm 2022. Nổi bật nhất phải kể đến Mexico khi kết thúc năm 2023 với GDP cán mốc 1.810 tỷ USD, cao hơn 400 tỷ USD so với dự báo trước đó của IMF và nhiều tổ chức tài chính quốc tế khác. Con số tăng trưởng đáng kể so với thời điểm năm 2022 đã giúp Mexico vượt qua hàng loạt các quốc gia khác trên thế giới để xếp thứ 12 trong top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2023 (theo Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới của IMF, 2023).

Với sự gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu từ khu vực Mỹ Latinh, cùng với giá cả các mặt hàng có xung hướng tăng đã góp phần cải thiện bộ mặt nền kinh tế chung của toàn khu vực. Tuy nhiên, nếu so sánh với mức tăng trưởng của các khu vực khác trên thế giới như châu Á (4,8%) hay châu Phi (4,1%) thì mức tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh vẫn còn một khoảng cách rất xa. Bên cạnh đó, các vấn đề về chiến tranh tại Ukraine hay leo thang căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc dự báo cũng sẽ làm giảm khả năng tăng trưởng của khu vực này trong năm 2024.

Giá cả hàng hóa gia tăng đồng thời cũng kéo theo lạm phát tại khu vực tăng đáng kể. Dựa trên báo cáo của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB), lạm phát trung bình tại khu vực Mỹ Latinh đã tăng lên mức 10,2% trong năm 2023, cao hơn gần 3% so với giai đoạn năm 2022. Tuy nhiên con số này không phản ánh đúng toàn bộ nền kinh tế khu vực, khi mà ngoại trừ Argentina và Venezuela đã chứng kiến mức lạm phát kỷ lục trên thế giới, lạm phát trung bình tại các quốc gia còn lại chỉ đạt 7,9% (Ngân hàng Thế giới-WB, 2023). Thành công có được là nhờ vào phản ứng sớm và quyết liệt của các ngân hàng trung ương trong khu vực với các chính sách thắt chặt tiền tệ và điều chỉnh lãi suất cho vay. Kỳ vọng lạm phát tại đa số các quốc gia vẫn được duy trì và các ngân hàng trung ương kỳ vọng có thể đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát vào năm 2024.

Lạm phát trong khu vực Mỹ Latinh chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn giữa năm 2023. Lạm phát cao mang đến những thách thức lớn đối với các nền kinh tế trong khu vực. Điều này dẫn đến sự sụt giảm sức mua của người dân, làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và dẫn đến suy giảm kinh tế.

Nguyên nhân chính của lạm phát cao trong khu vực là giá cả hàng hóa và năng lượng tăng cao do cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, các chính sách tài khóa và tiền tệ của các chính phủ trong khu vực với việc liên tục tăng lãi suất cho vay cũng góp phần làm tăng lạm phát. Để kiểm soát lạm phát, các ngân hàng trung ương trong khu vực như Brazil hay Chile đã liên tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngày 2/8/2023, Ngân hàng Trung ương Brazil đã thông báo giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, đưa lãi suất cho vay xuống 13,25%/năm (tinnhanhchungkhoan.vn), đồng thời báo hiệu rằng có thể sẽ giảm thêm với mức độ tương tự trong những tháng tới. Đây là mức giảm lớn hơn so với mức cắt giảm 25 điểm cơ bản mà hầu hết các nhà kinh tế đã dự báo. Trước đó 1 tuần, Chile đã trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trong khu vực giảm lãi suất sau đại dịch, khi cắt giảm 100 điểm cơ bản và đưa lãi suất xuống còn 10,25%.

Việc nhanh chóng điều chỉnh đã mang đến những kết quả tích cực đối với các quốc gia trong việc kiểm tỏa lạm phát. “Các biện pháp lạm phát cơ bản đã cho thấy sự giảm tốc mạnh mẽ, cho thấy chính sách tiền tệ đã thành công. Ngân hàng trung ương đã nhận ra trước rằng thành phần chính của lạm phát là nhu cầu mạnh mẽ và do đó chính sách tiền tệ nên được thắt chặt”. Cristiano Oliveira, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Banco Pine, cho biết quyết định việc cắt giảm lãi suất trong giai đoạn này “về mặt kỹ thuật là quyết định đúng đắn nhất” (tinnhanhchungkhoan.vn).

THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 

Năm 2023 chứng kiến khu vực Mỹ Latinh năng động hơn trong các hoạt động trao đổi hàng hóa. Theo số liệu của Liên hợp quốc, kim ngạch thương mại khu vực Mỹ Latinh đạt 1.200 tỷ USD, đóng góp vào 4,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu trong năm 2023. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của khu vực cán mốc 660 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm ngoái. Các mặt hàng được xuất khẩu chủ yếu là lương thực thực phẩm, dầu thô, kim loại, khí đốt tự nhiên,… Trong khi đó, Mỹ Latinh cũng ghi nhận con số kim ngạch nhập khẩu vào tháng 12/2023 đạt 540 tỷ USD, với phần lớn là các mặt hàng máy móc thiết bị, hàng hóa tiêu dùng và linh kiện điện tử.

Việc duy trì được sự phát triển của hoạt động thương mại đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, khi mà tốc độ tăng trưởng của kim ngạch thương mại tại Mỹ Latinh luôn ở mức cao hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP tại khu vực trong nhiều năm trở lại đây. Tuy vậy, cần chú ý rằng cán cân thương mại của khu vực cho thấy rằng Mỹ Latinh đang xuất khẩu nhiều mặt hàng nguyên vật liệu thô sơ trong khi nhập khẩu nhiều mặt hàng thành phẩm hoặc bán thành phẩm. Điều này đặt ra vấn đề với chính phủ trong việc kiểm soát khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như dấu hỏi cho chất lượng lao động nội địa tại khu vực này.

Mỹ vẫn là thị trường thương mại chính đối với các quốc gia thuộc khu vực Mỹ Latinh, với kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 350 tỷ USD. Các mặt hàng như dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ (36%) hay máy móc thiết bị (27%) là các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu của khu vực, trong khi đó họ cũng có xu hướng nhập khẩu từ Mỹ các thiết bị máy móc công nghệ cao (40%) cùng với xe ôtô và phụ tùng (10%). Dự kiến các quốc gia khu vực Mỹ Latinh sẽ tiếp tục tăng cưởng hoạt động thương mại cũng như cải thiện cơ cấu hàng hóa đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới trong những năm tiếp theo. Các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU) cũng đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của các quốc gia Mỹ Latinh.

VỐN FDI TĂNG CAO

Về lĩnh vực đầu tư, khu vực Mỹ Latinh đã ghi nhận dòng vốn đầu tư nước ngoài đạt 183,2 tỷ USD trong năm 2023, tăng 20,6% so với năm 2022. Mức tăng trưởng này theo thống kê là mức tăng FDI cao nhất mà khu vực đạt được trong vòng 5 năm qua. Mexico (39.5 tỷ USD), Brazil (33,8 tỷ USD) và Chile (26,8 tỷ USD) là 3 quốc gia nổi bật trong việc thu hút dòng vốn FDI từ các quốc gia trên thế giới. Mỹ Latinh đang cố gắng để thu hút các dòng vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các nhà máy năng lượng và điện tử viễn thông nhằm mở rộng phạm vị kết nối đối với các quốc gia trong khu vực.

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ở các nước đang phát triển, các cơ quan xúc tiến đầu tư thường thiếu trọng tâm chiến lược, không cung cấp được các dịch vụ được các nhà đầu tư đánh giá cao nhất, chẳng hạn như vận động cải thiện môi trường kinh doanh. Vì thế, mục tiêu của các quốc gia Mỹ Latinh hướng đến tăng cường sự tập trung, xây dựng một khuôn khổ thể chế chặt chẽ và tăng cường cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả.

Bức tranh tài chính khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có cuộc xung đột ở Ukraine, lạm phát cao, lãi suất quốc tế tăng và nguy cơ suy thoái toàn cầu.

TRIỂN VỌNG NĂM 2024

Kim ngạch xuất khẩu Mỹ Latinh dự kiến cũng sẽ giảm đáng kể so với năm ngoái. Lượng cầu hàng hóa trên toàn thế giới đang có dấu hiệu hạ nhiệt, cùng với việc phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa dự kiến sẽ làm giảm tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng xuất khẩu chính tại khu vực.

Các quốc gia thuộc khu vực châu Âu được dự báo sẽ có những tác động lớn hơn trong các hoạt động thương mại tại khu vực Mỹ Latinh. Các chính sách tiền tệ được dự báo sẽ tác động lên tăng trưởng khu vực trong ngắn hạn, khi lạm phát tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh có thể chậm lại vào giai đoạn cuối năm 2024 và các ngân hàng trung ương tiến hành cắt giảm lãi suất cho vay, kéo theo đầu tư vào khu vực có thể phục hồi tăng trưởng mạnh mẽ. Ngược lại, các chính sách tài khóa được dự báo sẽ không có tác động lên tăng trưởng kinh tế trong khoảng thời gian này.

Tỷ lệ nghèo đói tại Mỹ Latinh đã được cải thiện trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây được dự báo tiếp tục là một nhân tố tác động lớn đến sự phát triển kinh tế tại khu vực này trong những năm tới. Việc tỷ lệ lạm phát vẫn đang duy trì ở mức cao trong khi các quốc gia vẫn đang loay hoay trong việc kiểm tỏa yếu tố này khiến cho chỉ số giá tiêu dùng luôn đạt mức tăng trưởng cao, từ đó dẫn đến chất lượng cuộc sống người dân kém cải thiện...

Link gốc