• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,53 -3,56/-0,29%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 3:05:01 CH

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,53   -3,56/-0,29%  |   HNX-INDEX   220,67   -1,01/-0,46%  |   UPCOM-INDEX   93,08   +0,24/+0,26%  |   VN30   1.309,72   -5,09/-0,39%  |   HNX30   459,01   -2,79/-0,60%
22 Tháng Giêng 2025 7:45:33 CH - Mở cửa
Những đòn giáng ngày càng mạnh vào Đông Nam Á từ Covid-19
Nguồn tin: Người đồng hành | 13/08/2021 11:12:52 SA
Đông Nam Á ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trong tháng 7, nguy cơ làm chậm đà phục hồi kinh tế của khu vực.
Malaysia là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ Covid-19 và vẫn chật vật trong kiểm soát đại dịch dù đã áp dụng nhiều biện pháp hạn chế và tình trạng khẩn cấp toàn quốc.
 
Trong tháng 7, một làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới bao phủ lên toàn khu vực Đông Nam Á. Tuy đã có dấu hiệu chững lại, làn sóng dịch bệnh lần này được dự báo làm chậm lại đà phục hồi kinh tế của khu vực này. 
 
Các nền kinh tế lớn trong khu vực, bao gồm Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, đều chứng kiến số ca lây nhiễm cũng như tử vong tăng trong tháng 7. 
 
Thông tin thu thập bởi Our World In Data cho thấy dựa trên con số trung bình ghi nhận trong vòng 7 ngày tính đến 31/7, Malaysia có tỷ lệ lây nhiễm 515,88 ca/1 triệu dân. Con số này cao hơn nhiều so với số liệu ghi nhận vào ngày 30/6, với 180,85 ca/1 triệu dân.

 
Số ca nhiễm mới hàng ngày trên triệu dân tại một số quốc gia châu Á tính đên ngày 7/8.
 
Đứng sau Malaysia là Thái Lan với 236,02 ca/1 triệu dân ghi nhận ngày 31/7, tiếp đó là Indonesia với 147,2 ca/1 triệu dân, dù quốc gia này đã nỗ lực áp dụng các lệnh phong toả, đẩy mạnh truy vết và cách ly. Tổng cộng, trong tháng 7, Indonesia ghi nhận 1,2 triệu ca nhiễm mới. 
 
Việt Nam, Philippines và Singapore cũng phải đối mặt với tình trạng gia tăng tỷ lệ các ca nhiễm mới/1 triệu dân, nhưng con số này nhỏ hơn nhiều so với 3 quốc gia phía trên. 
 
Bank of America, trong một báo cáo nghiên cứu công bố hồi tuần trước, cho biết các tính toán của họ cho thấy số lượng ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày tại khu vực Đông Nam Á đã tăng 162% trong tháng 7, chạm kỷ lục 72.200 ca, trong khi đó, tỷ lệ tử vong cũng đã tăng từ 500 ca/ngày lên bình quân 1.500 ca/ngày. 
 
Indonesia và Malaysia ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân tử vong/1 triệu dân cao nhất trong tháng vừa qua, theo thông tin từ ngân hàng trên. 
 
Tình hình hiện tại buộc chính phủ các quốc gia Đông Nam Á phải tái áp đặt các lệnh phong toả và giãn cách xã hội, nhằm mục tiêu ngăn chặn đà lan rộng của dịch bệnh, khi năng lực y tế của họ đã bị đẩy tới giới hạn. 

 
Số ca Covid-19 tử vong trên triệu dân tại một số quốc gia Đông Nam Á tính đên ngày 7/8.
 
Malaysia gặp rất nhiều khó khăn trong công tác kiểm soát dịch bệnh cho dù đã áp dụng loạt biện pháp phòng bệnh chặt chẽ và ban bố tình trạng khẩn cấp. Các báo cáo cho biết quốc gia này sẽ tiến hành gỡ bỏ một số hạn chế đối với những công dân đã được tiêm phòng đầy đủ tại 8 bang có số lượng các ca nhiễm giảm và tỷ lệ tiêm phòng cao. .
 
Singapore cũng phải thắt chặt các biện pháp hạn chế trong tháng 7 sau nhi nhiều ổ dịch bùng phát tại các nhà hàng karaoke, chợ hải sản và khu vực bán thức ăn đường phố. Những biện pháp kể trên hiện tại đang được dần dần nới lỏng. 
 
Việt Nam, Philippines và Thái Lan đã cho kéo dài các biện pháp giãn cách xã hội sang tháng 8, khi số lượng ca nhiễm chưa có dấu hiệu giảm xuống.
 
Biến chủng Delta cũng đã được phát hiện tại khu vực Đông Nam Á và là sự đe dọa đối với kế hoạch tái mở cửa nền kinh tế của các quốc gia. Các giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài có ảnh hưởng rất lớn tới các mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với các quốc gia như Indonesia, nơi nhiều người dân làm các công việc tự do và nhận mức lương theo ngày. 
 
Ảnh hưởng kinh tế
 
Các biện pháp giãn cách xã hội và phong tỏa chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong khu vực. Các chuyên gia cho biết tác động được cho là sẽ nặng nề hơn tại các quốc gia áp dụng các biện pháp “mạnh tay” hơn, bao gồm Malaysia, Indonesia và Việt Nam. 
 
Điều này có thể gây thiệt hại cho lĩnh vực sản xuất của khu vực, vốn được biết đến là ngành thâm dụng lao động và có mức độ áp dụng công nghệ thấp, khiến cho lĩnh vực này trở nên dễ bị tổn thương trước những đứt gãy hoạt động kinh tế gây ra bởi đại dịch. 
 
Các nhà kinh tế học của Bank of America trong tuần trước cho biết các biện pháp giãn cách xã hội tại khu vực Đông Nam Á “bắt đầu đã có ảnh hưởng tới chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) - chỉ số đo lường sức khoẻ của lĩnh vực sản xuất - tại một số quốc gia như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. 

 
Diễn biến PMI tại một số quốc gia Đông Nam Á, tính đến tháng 7.
 
Dữ liệu cung cấp cho CNBC bởi IHS Markit cho thấy chỉ số PMI tại Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đều ở ngưỡng dưới 50 trong tháng 7, đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất đang bị thu hẹp lại. 
 
“Trong khi tác động từ các biện pháp giãn cách xã hội lên PMI của khu vực Đông Nam Á chưa đạt tới mức độ như tháng 4/2020, nhưng cũng đã tiệm cận tới mức độ của một cú sốc kinh tế có độ lệch chuẩn mức độ 4”, các nhà kinh tế viết. Họ còn bổ sung rằng hệ quả của dịch bệnh tại khu vực Đông Nam Á  lớn hơn so với những gì họ quan sát được tại Ấn Độ trong làn sóng dịch bệnh lần thứ 2.
 
Ngân hàng ANZ đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế tại 6 nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á từ 4,6% xuống còn 3,9% trong năm 2021. Đối với năm 2022, họ vẫn giữ nguyên triển vọng 5,4% trước đó.
 
Trường hợp ngoại lệ duy nhất là Singapore, khi những chỉ số tăng trưởng vẫn được duy trì trong kỳ vọng cho dù quốc gia này vẫn cho áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, theo Sanjay Mathur, nhà kinh tế học trưởng khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của ANZ. 
 
“Đối với các nền kinh tế khác, làn sóng dịch bệnh mới nhất và sự gia tăng các biện pháp phong tỏa đã giáng một đòn mạnh vào nỗ lực phục hồi của họ”, Mathur viết. Ông chỉ ra rằng mức độ tự tin của người tiêu dùng đã giảm xuống, lĩnh vực dịch vụ hoạt động “yếu ớt”, và mức độ hiệu quả không cao của các chính sách tài khoá và tiền tệ. 
 
Ông nhấn mạnh hai vấn đề mới có thể kìm hãm triển vọng tăng trưởng. Đầu tiên là tình trạng gián đoạn sản xuất, và thứ hai là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc. 
 
Nỗ lực tiêm chủng.
 
Tốc độ tiêm chủng vaccine tại khu vực Đông Nam Á là tương đối khác biệt tại mỗi quốc gia. Dữ liệu của Our World In Data cho thấy Malaysia và Singapore thực hiện được nhiều mũi tiêm/100 người dân hơn, tính trên khoảng thời gian bình quân 7 ngày, so với các quốc gia còn lại. 
 
Singapore đã tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy đủ cho gần 58% dân số trước cuối tháng 7, trong khi đó, tỷ lệ người dân được tiêm chủng đầy đủ tại Malaysia là 21,02%. 
 
Tại Indonesia, quốc gia đông dân nhất khu vực, mới chỉ có 7,51% dân số được tiêm phòng đầy đủ, tính tới ngày 31/7. 
 
Bank of America dự báo rằng phần lớn các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có thể sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng trong 3 tháng đầu tiên của năm 2022 nếu như họ đẩy nhanh công tác tiêm chủng. Miễn dịch cộng đồng chỉ có để đạt được khi một căn bệnh không còn lây nhiễm với tốc độ nhanh vì phần lớn người dân đã mang trong mình kháng thể sau khi được tiêm vaccine hoặc đã nhiễm bệnh trước đó.