• International Edition
  • Giá trực tuyến: Bật
  • RSS
  • Hỗ trợ
VN-INDEX 1.242,56 -3,48/-0,28%
Biểu đồ thời gian thực
Cập nhật lúc 11:25:00 SA

Stockbiz MetaKit là phần mềm cập nhật dữ liệu phân tích kỹ thuật cho MetaStock và AmiBroker (Bao gồm dữ liệu EOD quá khứ, dữ liệu EOD trong phiên và dữ liệu Intraday trên 3 sàn giao dịch HOSE, HNX, UPCOM)

Stockbiz Trading Terminal là bộ sản phẩm tích hợp đầy đủ các tính năng thiết yếu cho nhà đầu tư từ các công cụ theo dõi giá cổ phiếu realtime tới các phương tiện xây dựng, kiểm thử chiến lược đầu tư, và các tính năng giao dịch.

Kiến thức căn bản

Tổng hợp các kiến thức căn bản về thị trường tài chính, chứng khoán giúp cho bạn có thể tiếp cận đầu tư thuận lợi hơn.

Phương pháp & Chiến lược

Giới thiệu các phương pháp luận sử dụng để phân tính, và các kỹ năng cần thiết phục vụ cho việc đầu tư.

VN-INDEX    1.242,56   -3,48/-0,28%  |   HNX-INDEX   225,35   -0,86/-0,38%  |   UPCOM-INDEX   92,28   -0,07/-0,07%  |   VN30   1.298,02   -6,02/-0,46%  |   HNX30   482,07   -2,58/-0,53%
14 Tháng Mười Một 2024 11:26:24 SA - Mở cửa
Ngăn đổ vỡ dây chuyền từ P2P lending: Phải nhanh chóng có hành lang pháp lý
Nguồn tin: Báo Hải quan | 13/12/2022 7:35:00 SA
Những ngày gần đây, vụ việc 2 doanh nghiệp lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P Lending) rơi vào tình trạng mất thanh khoản, kéo theo rủi ro đổ vỡ dây chuyền, đã cho thấy hành lang pháp lý và sự kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) là rất quan trọng.
 
https://fireant.vn/home
 
Lĩnh vực cho vay ngang hàng vẫn chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. Ảnh: ST
 
Lo ngại rủi ro dây chuyền
 
Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng như Báo cáo thị trường Fintech Việt Nam 2021, số lượng công ty Fintech đã tăng 4 lần, từ 39 công ty vào cuối năm 2015 lên đến hơn 154 công ty vào cuối năm 2021. Trong số các công ty Fintech tại Việt Nam, có khoảng 70% là công ty khởi nghiệp. Năm 2021 đã chứng kiến những bước tiến nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế internet đạt giá trị 21 tỷ USD, đứng ở vị trí 14/50 ở khu vực châu Á và vị trí 70 trên bảng xếp hạng toàn cầu. Fintech Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ về việc mở rộng các hình thức thanh toán số cũng như việc áp dụng ngày càng nhiều các giao dịch kỹ thuật số và sự phát triển của thị trường thương mại điện tử.
 
Tuy nhiên, những rủi ro và vụ việc tiêu cực từ các doanh nghiệp Fintech đã xuất hiện. Một ví dụ mới nhất, VO247 là ứng dụng công nghệ tài chính kết nối người vay và người cho vay tại Việt Nam (P2P lending) do Công ty Cổ phần Công nghệ tài chính VO247 sở hữu và điều hành. Ra mắt năm 2019, qua hơn 2 năm hoạt động, VO247 đã có 6.000 nhà đầu tư và gần 70.000 người vay. Theo giới thiệu của VO247, khi đầu tư, nhà đầu tư có thể nhận về lãi suất lên đến 18,25%/năm.
 
Nhưng với lý do kinh tế khó khăn, lãnh đạo VO247 đã tuyên bố Công ty mất khả năng thanh khoản, đứng trước nguy cơ phá sản. Do lo ngại đổ vỡ dây chuyền khi nhà đầu tư liên tục yêu cầu trả lại số vốn đầu tư cả gốc và lãi, vào khoảng 150 tỷ đồng, một công ty P2P lending khác là Fiin Credit đã tuyên bố đứng ra hỗ trợ. Nhưng đến nay, chính công ty này cũng đang đứng trước nguy cơ rơi vào tình trạng mất thanh khoản, khiến cộng đồng P2P lending hoang mang, lo ngại làn sóng rút tiền sẽ lan rộng sang các ứng dụng P2P lending khác.
 
Theo quy định, công ty làm dịch vụ cho vay ngang hàng chỉ làm trung gian kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư), nhưng thực tế nhiều ứng dụng cho vay hoạt động không khác gì một tổ chức tín dụng khi huy động vốn từ tổ chức, cá nhân sau đó cho vay với lãi suất cao. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư không có kiến thức về tài chính – ngân hàng, chỉ thấy lãi suất cao là gom tiền đầu tư, mà không hiểu về tỷ lệ nợ xấu, năng lực thẩm định cho vay… dẫn đến nợ xấu lớn thì các công ty như VO247 sẽ phải gánh khoản lãi 18%/năm trả cho nhà đầu tư kèm thêm khoản nợ từ người nay, dẫn đến rơi vào trường hợp mất khả năng thanh toán.
 
Vụ việc trên cho thấy, P2P lending nói riêng và các lĩnh vực Fintech nói chung đang đối diện với nhiều rủi ro. Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA), các hoạt động của công ty cung ứng giải pháp Fintech, P2P lending, mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs)... đều chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh và đối diện với nhiều rủi ro, như: rủi ro bảo mật và rò rỉ dữ liệu, rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, rủi ro rửa tiền và tài trợ khủng bố, rủi ro hoạt động đòi nợ phi pháp...
 
Với lĩnh vực P2P lending, TS. Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh, lĩnh vực này đang không có quy định pháp lý mà chỉ đang được hoạt động theo quy định của Bộ luật Dân sự, nếu theo Luật Các tổ chức tín dụng thì trong quá trình cho vay mà huy động vốn là vi phạm pháp luật, có thể xử lý hình sự. Nên vị này lưu ý các doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật, cái gì không làm được thì không nên làm để tránh rủi ro cho doanh nghiệp và hệ thống tài chính.
 
Cần hành lang pháp lý chặt chẽ
 
Với những khó khăn và thực tế nêu trên, NHNN đã trình Chính phủ để ban hành Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Fintech Regulatory Sandbox), dự kiến đưa loại hình kinh doanh P2P lending vào nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời sẽ quy định về việc cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ, cho vay ngang hàng.
 
Điều này là rất cần thiết, bởi theo các chuyên gia, mô hình P2P lending của Việt Nam đang có dấu hiệu rơi vào vết xe đổ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành các quy định chặt chẽ hơn với hoạt động P2P lending, bao gồm các quy định về ký quỹ, về kiểm toán độc lập, công khai kết quả hoạt động, giới hạn giá trị khoản vay, đưa ra danh sách các hoạt động cấm với doanh nghiệp P2P lending…
 
Rủi ro là vậy nhưng nhiều chuyên gia cũng nhận định, mô hình P2P vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với tài chính toàn diện ở nước ta, nhất là trong bối cảnh người dân và doanh nghiệp cần đa dạng hóa nguồn vốn, không thể chỉ dựa vào hệ thống ngân hàng, nên P2P lending là một trong các nguồn cung ứng vốn hiện đại, sáng tạo. Do vậy phải có khung khổ pháp lý rõ ràng cũng như những giải pháp căn cơ cho sự phát triển bền vững của P2P lending nói riêng và các doanh nghiệp Fintech nói riêng.
 
Hiện Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) vẫn đang được lấy ý kiến, nên các doanh nghiệp kỳ vọng khi Luật này được ban hành sẽ hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số cũng như phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới dựa trên nền tảng công nghệ số, internet…