Nếu giao dịch thành công, lãnh đạo Hòa Phát sẽ giảm sở hữu từ 84,7 triệu đơn vị xuống 83,7 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm từ 1,89% xuống 1,87%.
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Thành viên HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (
HPG) đăng ký bán 1 triệu cổ phiếu để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Giao dịch thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh, thời gian từ 18/2-19/3.
Nếu giao dịch thành công, lãnh đạo Hòa Phát sẽ giảm sở hữu từ 84,7 triệu đơn vị xuống 83,7 triệu đơn vị, tỷ lệ sở hữu giảm từ 1,89% xuống 1,87%.
Kết phiên hôm nay 15/2, giá cổ phiếu
HPG dừng ở 46.000 đồng/cp, tức là ông Nguyễn Ngọc Quang có thể thu về khoảng 46 tỷ đồng. Anh trai, chị dâu và vợ của ông Quang cũng đang nắm giữ tổng cộng gần 1,9 triệu cổ phiếu
HPG.
So với đỉnh 58.000 đồng/cp thiết lập hôm 28/10 năm ngoái, giá cổ phiếu
HPG hiện nay đang thấp hơn khoảng 20%. Như thể hiện trong hình dưới đây, nhiều cổ phiếu thép khác cũng đang cách xa đỉnh lịch sử.
Năm 2021 là năm kinh doanh thăng hoa của Hòa Phát với những kỷ lục kinh doanh. Doanh thu thuần đạt 44.711 tỷ đồng, tăng 73,4%, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lần đầu vượt mốc tỷ USD với 34.478 tỷ đồng, tăng 156% so với năm trước.
Trong báo cáo phân tích mới đây, Chứng khoán SSI ước tính Hòa Phát sẽ duy trì mức tăng trưởng ổn định về sản lượng tiêu thụ thép xây dựng và thép cuộn cán nóng (HRC) do nhu cầu trong nước phục hồi khoảng 8 -10% so với mức thấp năm 2021.
Sản lượng tiêu thụ thép xây dựng có thể tăng 17% lên 4,6 triệu tấn, nhờ tập đoàn giành được thị phần lớn hơn. Trong ba năm qua kể từ khi Khu liên hợp Dung Quất đi vào hoạt động, Hòa Phát đã liên tục gia tăng thị phần thép xây dựng.
Sản lượng HRC có thể tăng 16% so với năm ngoái lên mức 3 triệu tấn do nhu cầu trong nước phục hồi. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ phôi thép có khả năng giảm 16% còn 1,1 triệu tấn do giới hạn công suất, SSI nhận định.